Đổi mới hoạt động KH-CN ở doanh nghiệp bằng cách nào?
Nội dung trên được đưa ra thảo luận tại hội thảo “Đầu tư cho khoa học công nghệ: Hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cùng Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây tại Tp.HCM.
Hạn chế về KH-CN là một trong những nguyên nhân của tình trạng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam dù tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp? |
|
Tham dự Hội thảo có Nguyên Phó Thủ
tướng Trương Vĩnh Trọng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh, Phó
Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam Trần Việt Hùng, cùng
nhiều nhà khoa học và gần 200 doanh nghiệp.
Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học và
doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và kiến nghị
chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng
dụng KH-CN.
Theo TS Trần Việt Hùng, hạn chế về
KH-CN là một trong những nguyên nhân của tình trạng hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam
dù tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Lí giải về nguyên nhân trên, Bộ trưởng
Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết, hoạt động KH-CN thời gian qua có rất nhiều khó
khăn, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Chi dành cho KH-CN hiện chiếm 2% ngân
sách nhà nước, tương đương với mức trung bình các nước trên thế giới, nhưng do
GDP còn thấp nên nguồn tài chính cho KH-CN của Việt Nam năm 2012 chỉ là 700
triệu USD. Trong khi chỉ riêng Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) chi hơn 1 tỷ USD cho
công nghệ.
Theo Bộ trưởng, nếu không đổi mới bằng
cách huy động nguồn vốn từ xã hội sẽ không thể có đủ nguồn cho phát triển
KH-CN. Thực tế ở một số nước trên thế giới, huy động từ xã hội cho KH-CN gấp 3
- 4 lần từ ngân sách. Năm 2011, Trung Quốc đầu tư 2% GDP cho KH-CN nhưng chỉ
1/3 số đó là từ ngân sách, còn lại là từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Quân đưa ra ba vấn đề
cần giải quyết. Đầu tiên là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, để họ hiểu
rằng đầu tư cho KH-CN chính là đầu tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp
ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Thứ hai là Nhà nước phải có quy định
buộc các doanh nghiệp đầu tư phát triển KH-CN của chính doanh nghiệp mình. Thứ
ba là khi doanh nghiệp đã dành một phần lợi nhuận đóng góp vào quỹ phát triển
KH-CN thì nhà nước cần có các quy định để sử dụng quỹ được thuận lợi và có hiệu
quả nhất.