Đãi ngộ khoa học phải chia sẻ cho đồng đội
Viện trưởng Viện Vật liệu cho rằng, ra trận không chỉ có các vị tướng mà phải có đội quân đông đảo. Vì thế, đãi ngộ cho khoa học không nên tập trung cho những “cánh chim đầu đàn”, mà phải sẻ chia cho đội ngũ những người làm khoa học.
GS Nguyễn Quang Liêm tốt nghiệp chuyên
ngành Vật lý chất rắn, Khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1981, bảo vệ
thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quang học, ngành Toán-Lý năm 1995
“Cánh chim đầu đàn” về khoa
học vật liệu
Giáo sư Nguyễn Quang Liêm quê Nam
Định, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.
Ông đã làm việc nhiều năm tại Ý, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản, đã triển khai tốt
công tác hợp tác quốc tế.
GS Nguyễn Quang Liêm đã tham gia và
chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu trong chuyên ngành Vật lý và Khoa học Vật liệu.
Các hướng nghiên cứu chủ yếu của ông là nghiên cứu các phương pháp chế tạo vật
liệu (chủ yếu là phương pháp hoá-lý chế tạo các tinh thể nanô/các chấm lượng tử
bán dẫn); nghiên cứu cấu trúc và tính chất quang/các quá trình quang-điện tử trong
vật liệu bán dẫn và trong bán dẫn/điện môi pha tạp đất hiếm; nghiên cứu ứng
dụng các chấm lượng tử bán dẫn trong đánh dấu huỳnh quang nông-sinh-y, trong
chiếu sáng rắn, ứng dụng các vật liệu quang xúc tác nanô trong xử lý ô nhiễm
môi trường; nghiên cứu vật liệu gốm. Kết quả các công trình nghiên cứu của GS
Nguyễn Quang Liêm đã được công bố trong 150 bài báo trên nhiều tạp chí khoa học
uy tín quốc tế và trong nước.
GS. Nguyễn Quang Liêm đã nhiều lần
nhận được các giải thưởng, bằng khen về những đóng góp của mình cho sự nghiệp phát
triển khoa học công nghệ, trong đó nổi bật nhất là đồng tác giả Giải thưởng Nhà
nước về Khoa học công nghệ năm 2005 cho cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản tính
chất quang-điện-từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến”.
Nên trả lương nhà khoa học 10
triệu/tháng
Xung quanh Đề án đào tạo, thu hút nhân
lục chất lượng cao cho KHCN, PV Chất lượng Việt Nam đã
có buổi trao đổi với ông về vấn đề này.
Theo GS Liêm, Đề án là một sự nỗ lực
lớn của Bộ KHCN trong việc “chấn hưng” nền nghiên cứu nước nhà, trước bối cảnh
nhiều nhà khoa học đang bị xã hội “bạc đãi”, đi làm với mức lương không đủ sống.
Theo Đề án này, sẽ tuyển chọn và cấp
kinh phí cho 200-230 nhóm nghiên cứu tham gia đào tạo theo ê kíp ở nước ngoài
trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên, với kinh phí hàng năm khoảng 100 tỷ.
Có nghĩa là những “cánh chim đầu đàn”
trong khoa học như GS Liêm chắc chắn sẽ được hưởng những cơ chế ưu đãi về
nghiên cứu và làm việc.
Tuy nhiên, khác với cách suy nghĩ của
nhiều người, luôn vun vén cho mình, GS Liêm lại không muốn một mình được hưởng
những ưu đãi đó, mà muốn chia sẻ cho tất cả những người làm khoa học.
Ông lý ví dụ, khi ra trận, nếu chỉ có
các vị tướng thì sẽ không thể đánh thắng được quân thù. Cũng vậy, nếu chỉ có
các nhà khoa học “đầu đàn”, những “tổng công trình sư”, “giáo sư đầu
ngành”...mà không có tập thể làm khoa học thì sẽ khó đạt được sản phẩm gì có
giá trị.
Mặt khác, số lượng người làm khoa học
hiện nay trên tổng dân số của Việt Nam là rất nhỏ, lương lại thấp...nên nếu
không đãi ngộ cho họ đủ sống thì họ sẽ rất khó khăn để làm khoa học, để thu hút
lớp trẻ thi vào các ngành khoa học – công nghệ.
“Nên trả lương cho các nhà khoa học
khoảng 10 triệu/tháng trong vòng vài năm, để họ đủ sống. Nếu họ không hoàn
thành công việc thì không trả như vậy nữa. Ngược lại, nên cắt khoản thuê khoán
chuyên môn trong nghiên cứu. Làm như vậy là xúc phạm nhà khoa học. Nhiều người
làm khoa học còn vì đam mê...” – Viện trưởng viện Vật liệu khẳng định.
Ông cũng ủng hộ việc thành lập một
Giải thưởng Quốc gia về khoa học, để khuyến khích những người làm nghiên cứu,
tôn vinh các nhà khoa học Việt Nam.
Viện khoa học vật liệu cũng
thiếu tiền đào tạo tiến sĩ
Cũng giống GS Ngô Việt Trung (Viện
trưởng viện Toán học), GS Nguyễn Quang Liêm nêu điểm vô lý từ đề án đào tạo
Tiến sĩ 911 là: những người làm ở các đại học đến làm tiến sĩ ở viện Vật liệu
thì có ngân sách cấp, nhưng bản thân cán bộ viện này mà muốn đào tạo tiến sĩ lại
không có tiền đào tạo? |