Báo động trong mục tiêu công nghiệp hoá đất nước
Cuối năm 2012, có những thông tin làm chúng ta phải suy nghĩ về hiện tình đất nước. Bản tường trình về năng lực cạnh tranh toàn cầu (2012 – 2013) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy Việt Nam tụt mười hạng so với năm trước. Hiện nay, trong số 144 nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam xếp ở hạng 75, thấp nhất kể từ khi tham gia xếp hạng. Cho dù bảng xếp hạng của WEF còn vài vấn đề cần bàn thêm về mặt phương pháp, kết quả trên cũng đáng báo động, nhất là trong mục tiêu công nghiệp hoá đất nước vào năm 2020.
Năng lực cạnh tranh: thua hết cả ba
Sự tụt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu xảy ra ở ba chỉ tiêu chính: trí
tuệ, kinh tế tri thức, và đẳng cấp của đại học.
Bảng xếp hạng của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual
Property Organization –WIPO) cho thấy Việt Nam đứng thứ 76 trên 141 nước về khả
năng sáng tạo và cách tân, khá nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ.
Báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học
Việt Nam chỉ đăng ký được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ hai bằng
sáng chế. Có năm (như 2002, 2011) không có bằng sáng chế nào được đăng ký.
|
Nghiên cứu xét
nghiệm sinh học phân từ
|
Các chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam cũng thấp
hơn các nước trong vùng. Theo báo cáo của tổ chức Giáo dục - khoa học và văn
hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) năm ngoái, Việt Nam đứng hạng 106/145 về kinh tế
tri thức. So với năm 1995, thứ hạng của Việt Nam tăng 14 bậc, song so với các
nước tương đương trong vùng, kinh tế tri thức của Việt Nam thấp nhất (Indonesia
hạng 103, Philippines 89, Thái Lan 63, Malaysia 48 và Singapore 19), thậm chí
thấp hơn cả đảo quốc Fiji (hạng 86).
Cho đến nay, Việt Nam không có
một đại học nào nằm trong danh sách các đại học hàng đầu thế giới.
Mới đây, theo kết quả phân tích và xếp
hạng của nhóm Quacquarelli Symonds (QS), châu Á có 65 trường nằm trong top 400.
Trong các nước châu Á, Nhật có 16 trường và Trung Quốc có 9 trường. Riêng khối
ASEAN (mười nước), có 11 trường có tên trong danh sách top 400, thuộc năm nước:
Thái Lan (hai trường), Malaysia
(năm), Indonesia (một), Philippines (một), và Singapore (hai).
Khoa học: đội sổ trong vùng
Mặc dù các phương pháp sử dụng để đánh
giá khả năng khoa học vẫn còn trong vòng tranh cãi, nói chung cộng đồng quốc tế
nhất trí rằng có thể sử dụng một số chỉ tiêu để xếp hạng khả năng khoa học giữa
các nước. Chỉ tiêu quan trọng nhất là số lượng bài báo khoa học.
Số lượng ấn phẩm khoa học: Năm 2012
(số liệu chưa đầy đủ), các nhà khoa học Việt Nam công bố được khoảng 1.200 bài
báo khoa học trên các tập san quốc tế có bình duyệt. Năm 2011, con số này là
1.324. Nếu tính từ năm 1970 – 2011, tổng số ấn phẩm từ Việt Nam là 10.745, chỉ
bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia, 11% của Singapore.
Trong thực tế, số bài báo khoa học của
Việt Nam
chỉ bắt đầu tăng đáng kể sau năm 2000. Trong khi đó, sự tăng trưởng của các
nước Thái Lan và Malaysia
bắt đầu từ đầu thập niên 1990. Biểu đồ dưới thể hiện sự tăng trưởng về số ấn
phẩm khoa học thời gian 1966 – 2011.
Tính trung bình, số bài báo khoa học
từ Việt Nam tăng 13% mỗi năm, tương đương Thái Lan (12%), Malaysia (11%), Indonesia
(12%), cao hơn Philippines (7,5%) nhưng thấp hơn Singapore (15%).
Thay đổi lĩnh vực nghiên cứu: Trong 30
năm qua, đã có một số biến chuyển đáng chú ý trong xu hướng nghiên cứu khoa học
ở nước ta.
Thập niên 1980, phần lớn những công trình
nghiên cứu tập trung vào hai ngành toán và vật lý, nhưng thập niên 1990 cho đến
nay, y sinh học trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có nhiều ấn phẩm khoa học
nhất.
|
|
Những số liệu
nghiên cứu trong năm 2012
cho thấy khoa học Việt Nam vẫn chưa có một sự đột biến
tích cực
|
|
Trong thập niên 1980 – 1989, 1/3 tổng
số bài báo khoa học của Việt Nam
là thuộc lĩnh vực toán học, và hơn 1/4 là thuộc lĩnh vực vật lý; nhưng đến thập
niên 2000 – 2011 thì số bài báo của hai lĩnh vực này chỉ chiếm ~29% tổng số bài
báo khoa học.
Trong khi đó, số bài báo liên quan đến
lĩnh vực y sinh học thập niên 1980 – 1989 chỉ ~7%, nhưng đến thập niên 1990 –
1999 thì chiếm 32% tổng số bài báo khoa học.
Kết quả phân tích ấn phẩm khoa học của
Việt Nam (1966 – 2011) theo
lĩnh vực nghiên cứu cho thấy phần lớn (68%) ấn phẩm khoa học công bố quốc tế
của Việt Nam
tập trung vào ba ngành: y sinh học, vật lý, và toán học. Các lĩnh vực quan
trọng như hoá học, kỹ thuật và khoa học vật liệu, mỗi ngành chỉ chiếm 4 – 5%
tổng số ấn phẩm khoa học của Việt Nam.
Những dữ liệu trên cho thấy nghiên cứu
khoa học trong năm 2012 (qua ấn phẩm công bố quốc tế) vẫn chưa có một sự đột
biến tích cực. Có thể rút ra hai điểm chính từ phân tích này:
Thứ nhất là năng suất khoa học còn
thấp. Tuy con số ấn phẩm có tăng, nhưng tỷ lệ tăng trưởng không cao hơn các nước
láng giềng. Hệ quả là tổng số ấn phẩm khoa học của Việt Nam còn thấp hơn số ấn phẩm khoa học của một đại
học lớn của Thái Lan (như Chulolongkorn hay Mahidol) và Malaysia (đại học Malaya).
Những con số này cần đặt trong bối cảnh Việt Nam có hơn 9.000 giáo sư và khoảng 24.000
tiến sĩ.
Thứ hai là ngày càng có nhiều nghiên
cứu y sinh học hơn. Số lượng ấn phẩm khoa học ngành toán của Việt đã thấp hơn
Thái Lan và Malaysia.
Nếu xem chuyển hướng nghiên cứu sang ứng dụng là một xu hướng tích cực, thì sự
phân bố công trình nghiên cứu trong thời gian qua của nước ta là tích cực. Tuy
nhiên, khả năng ứng dụng của các nghiên cứu Việt Nam vẫn là một dấu hỏi.
Nếu những dữ liệu trên đây nói lên một
thông điệp, tôi nghĩ đó là thông điệp hoạt động khoa học Việt Nam cần một
cuộc cải cách lớn. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu.
Để nâng cao vị thế khoa học Việt Nam trên
trường quốc tế, thiết nghĩ Nhà nước ngoài việc nâng cao hiệu suất đầu tư cho
khoa học và công nghệ và cải cách hệ thống hoạt động nghiên cứu khoa học, cần
phải bắt đầu phát triển các chuẩn mực cho các nhà khoa học, kể cả tiêu chuẩn
giáo sư, sao cho phù hợp các chuẩn mực quốc tế và không quá xa rời thực tế nước
ta.