Bộ gen táo đã được lập sơ đồ hoàn chỉnh
Một trong những loại cây ăn quả phổ biến nhất thế giới, đó là cây táo đã được lập trình tự bộ gen, thành tích này có thể dẫn đến các giống táo có chất lượng và vị thơm ngon hơn.
Bộ gen cây táo có chứa 600 triệu cặp bazơ, hay còn gọi là “thanh ngang” của ADN trong chiếc thang mật mã di truyền, theo các nhà nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nature Genetics.
Táo là một thành viên nằm trong
họ Rosaceae (cây có dạng hoa thị), họ này chiếm một phần ba trong số tất cả các
loài cây có hoa, trong số đó có rất nhiều cây ăn quả, như cây đào, cây mâm xôi,
lê và dâu. Mặc dù có những khác biệt giữa các loại cây ăn quả này, chúng có
những tương đồng rõ rệt ở mức độ di truyền, với các đoạn ADN lớn ở cây táo cũng
được phát hiện thấy ở các loài khác, theo các nhà nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, vật liệu di truyền có
trật tự hoàn toàn khác nhau. Cây táo cũng giống như chị em họ gần của nó là cây
lê có 17 nhiễm sắc thể, nhưng các cây khác chỉ có trong khoảng từ 7 đến 9 nhiễm
sắc thể. Nếu gộp chúng lại với nhau, bức tranh tổng thể cho thấy ở đây có một
“tổ tiên” chung trước khi có sự phân rẽ xảy ra vào khoảng 50 đến 65 triệu năm
trước. Giai đoạn này cũng trùng với khoảng thời gian diễn ra thảm họa diệt
chủng ở loài khủng long vào cuối Kỷ Creta.
“Bằng cách sao chép gần như tất
cả bộ gen của mình, cây táo giờ đây có các tính trạng quả rất khác so với các
cây liên quan như cây đào, cây mâm xôi và cây dâu. Điều này cho thấy một sự
kiện môi trường đã thúc ép các loài cây nhất định, trong đó có cây táo phải
tiến hóa để sống sót”, Sue Gardiner, một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu
Thực vật và Thực phẩm Niu Zilân, người tham gia công trình nghiên cứu cho biết.
Có 13 tổ chức nghiên cứu thuộc 5
nước đã tham gia dự án khám phá mật mã di truyền của giống táo “Golden
Delicious”. Các nhà nghiên cứu nông nghiệp hiện đang nỗ lực tiến hành giải mã
di truyền các nguồn thực phẩm quan trọng, điều này có thể giúp xác định những
tính trạng di truyền làm tăng sản lượng, khả năng thích nghi, vị ngon và các
đặc điểm khác. Một khi được xác định, các gen này có thể được ghép vào các
giống khác, thông thường thông qua các phương pháp nhân giống truyền thống hơn
là bằng kỹ thuật di truyền.
Viện nghiên cứu Thực vật và Thực
phẩm Niu Zilân đã sử dụng những dữ liệu thu được để cho ra các giống táo mới,
trong đó có loại táo cùi đỏ có hàm lượng antoxian một chất chống oxy hóa cao
hơn.