SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Những chuyển biến tích cực từ Chương trình nghiên cứu KC.08/11-15

[08/04/2013 10:45]

Hoạt động từ tháng 1/2012, Chương trình KC.08/11-15 (Chương trình) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt 28 đề tài thuộc 3 lĩnh vực gồm phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên để phát huy thế mạnh của Chương trình, sắp tới cần tăng cường hơn nữa sự liên kết, hợp tác trao đổi giữa các đề tài.

Kết quả nghiên cứu của Chương trình

góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động từ tháng 1/2012, Chương trình KC.08/11-15 (Chương trình) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt 28 đề tài thuộc 3 lĩnh vực gồm phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên để phát huy thế mạnh của Chương trình, sắp tới cần tăng cường hơn nữa sự liên kết, hợp tác trao đổi giữa các đề tài.

Thông tin được TS Trần Anh Tuấn – Ủy viên Ban Chủ nhiệm, kiêm Thư ký Chương trình cho biết tại buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ KH&CN về tình hình triển khai Chương trình nghiên cứu KC.08/11-15 vừa diễn ra ngày 2/4 tại Hà Nội.

Cụ thể TS. Trần Anh Tuấn cho biết, các đề tài trong Chương trình đều triển khai tương đối đúng tiến độ. Cụ thể, các đề tài thuộc kế hoạch năm 2011 đã thu thập đủ số liệu cơ bản. Việc thực địa để kiểm tra, khảo sát cập nhật và bổ sung số liệu cho các chuyên đề, lập cơ sở dữ liệu, các bộ bản đồ nền, các phần mềm và công cụ tính toán để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài cũng đã được thực hiện. Công tác xây dựng phương pháp luận và hoàn thành các chuyên đề khoa học theo kế hoạch nghiên cứu có chất lượng tốt, bám sát theo nội dung đề cương đã được phê duyệt.

Ngoài ra, các hội thảo khoa học xoay quanh nội dung nghiên cứu của nhiều đề tài cũng đã được triển khai (một số đề tài đã được đăng trên các tạp chí trong nước). Đặc biệt là hầu hết các đề tài đều có tham gia đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ của các trường đại học và viện nghiên cứu.

Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực trên thì Chương trình cũng đang gặp phải một số khó khăn như: một số đề tài liên quan đến khảo sát thực địa bị chậm tiến độ do bão lụt ở miền Trung; Nội dung một số chuyên đề có hàm lượng khoa học chưa cao; Lĩnh vực do Chương trình phụ trách quá rộng trong khi số thành viên Ban chủ nhiệm có hạn nên gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin, hoạt động của các đề tài.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên nhất thiết cần tăng cường hơn nữa sự liên kết, hợp tác trao đổi giữa các đề tài trong Chương trình qua đó cũng sẽ tiết kiệm thời gian, kinh phí cho một số chuyên đề. Thời gian tới, Ban chủ nhiệm Chương trình sẽ tìm giải pháp khắc phục những tồn tại trên để Chương trình phát huy hết hiệu quả nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống của nhân nhân, PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, Chủ nhiệm Chương trình cho biết thêm.

truyenthongkhoahoc.vn (nthieu)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ