Cộng đồng giảm nhẹ tác động của ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại TP.HCM
Nhóm tác giả Nguyễn Diệp Quý Vy, Nguyễn Hải Nguyên (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) đã phân tích các hoạt động giảm ngập được tiến hành bởi các cộng đồng dân cư và những trở ngại trong việc khuyến khích các thành viên của những cộng đồng này chủ động tham gia giảm ngập tại những tuyến hẻm – đường nội bộ của TP.HCM.
Ảnh minh họa
Bài viết phân tích
hai vấn đề gồm: mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và ngập nước, và việc xem xét
các giải pháp giảm ngập trong tương quan với biến đổi khí hậu tại TP.HCM; thực
trạng đối phó với ngập của các cộng đồng ở những tuyến hẻm, đường nội bộ - là
những nhóm tổn thương bị đẩy ra ngoài quá trình thụ hưởng lợi ích một cách trực
tiếp từ các dự án chống ngập của Thành phố hiện nay – và những tồn tại cần khắc
phục.
Nhóm nghiên cứu sử
dụng kết quả của hai nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của các yếu tố dân số,
cách thức tổ chức không gian sống và ý thức cộng đồng đến hiện tượng ngập nước
đô thị TP.HCM” và “Cách thức huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
giảm nhẹ tác động của ngập nước đến khu dân cư” để phân tích thực trạng giảm
ngập trong các cụm dân cư thuộc những tuyến hẻm - đường nội bộ - là những nhóm
đối tượng chưa được xem xét một cách trực tiếp trong quá trình thụ hưởng lợi
ích từ những dự án chống ngập của Thành phố. Những hạn chế được nhận diện và lý
giải, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng thích nghi
và chủ động giảm ngập trong cộng đồng.
Các giải pháp được nhóm tác giả tóm tắt trong
một khung hành động với sự tham gia của các cơ quan và lĩnh vực theo ngành dọc
và ngang đến đơn vị cơ bản nhất là chính quyền cơ sở và cộng đồng. Theo khung
này, chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giảm
ngập được đề xuất bởi các cơ quan Trung ương, sau đó được phân cấp và phối hợp
thực hiện theo ngành dọc và ngang đến chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở sẽ
giám sát theo dõi, có những hỗ trợ khi cần thiết và là cầu nối giữa người dân
trong cộng đồng với các cơ quan ở cấp cao hơn. Để huy động sự tham gia của cộng
đồng cần tính đến vai trò của các hạt nhân tích cực như tổ trưởng, tổ phó tổ
dân phố, cán bộ phường, những người có uy tín đang cư trú tại các khu vực ngập
nước. Sự chủ động thích nghi với ngập trong cộng đồng sẽ là một trong những
cách thức giúp người dân ứng phó tốt hơn với những hệ quả của biến đổi khí hậu
trong tương lai.
http://www.cesti.gov.vn (ttxthanh)