Nghiên cứu sản xuất cá giống và ứng dụng nuôi cá chép dòng Hungary
Khoa Thủy sản- Đại học Cần Thơ vừa hoàn thiện đề tài nghiên cứu các biện pháp thuần hóa, sản xuất giống và ứng dụng nuôi cá chép (Cyprinus carpio Linaeus, 1758) dòng Hungary trong mô hình lúa- cá tại tỉnh Hậu Giang, do PGS.TS. Dương Nhựt Long làm chủ nhiệm đề tài.
Ảnh minh họa
Cá chép dòng Hungary được di nhập và nuôi vỗ trong ao tại
khoa Thủy sản- Đại học Cần Thơ. Sau đó kích thích cá sinh sản bằng các biện
pháp khác nhau để tìm biện pháp hiệu quả nhất.
Cá chép giống được nuôi hỗn hợp với các đối tượng cá khác
trong 15 ruộng lúa có diện tích dao động từ 3000- 8500m2 tại hai
huyện Long Mỹ và Vị Thủy tỉnh Hậu Giang.
Kết quả thực nghiệm cho thấy năng suất cá 857,6-
917,3 kg/ha. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt 11,9- 20,4 triệu đồng/ha.
Đề tài còn thực hiện nhiều thí nghiệm sâu về sinh lý
(ngưỡng oxy, ngưỡng nhiệt độ, ngưỡng pH, ngưỡng độ mặn) của cá chép dòng
Hungary, làm cơ sở để ứng dụng vào sản xuất. Với những đặc tính ưu việt của cá
chép dòng Hungary,
loài cá này là đối tượng triển vọng để mở rộng phát triển nuôi ở Hậu Giang và
ĐBSCL trong thời gian tới.