Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình tín dụng nhỏ cho hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang”
Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã tiến hành tổ chức họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình tín dụng nhỏ cho hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang” do PGS. TS. Trương Đông Lộc làm chủ nhiệm và Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện đề tài.
PGS. TS. Trương Đông Lộc - Chủ nhiệm đề tài
trình bày kết quả trước Hội đồng
Mục tiêu
của đề tài nhằm đánh giá thực trạng tín dụng nhỏ cho hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang;
nghiên cứu các mô hình tín dụng nhỏ đang được áp dụng trên thế giới; phân tích
khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo ở tỉnh Hậu Giang; đo lường ảnh hưởng
của các chương trình tín dụng nhỏ đến thu nhập và chi tiêu của nông hộ ở tỉnh Hậu
Giang; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ
khi tham gia các chương trình tín dụng nhỏ; đề xuất mô hình tín dụng nhỏ cho hộ
nghèo ở tỉnh Hậu Giang nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng và cải
thiện thu nhập cho hộ nghèo.
Đề tài
đã rút ra được một số kết luận sau:
+ Thị
trường tín dụng nông thôn ở tỉnh Hậu Giang được cấu thành từ ba nguồn: tín dụng
chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Kết quả điều tra cho thấy phần
lớn các hộ trên địa bàn tỉnh khi vay đều thông qua các tổ chức tín dụng chính
thức;
+ Khả
năng tiếp cận tín dụng của nông hộ có tương quan thuận với giá trị tài sản của
hộ, thu nhập của hộ trước khi vay, chủ hộ là nam, đất có bằng khoán đỏ, số con
trong gia đình. Ngược lại khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ có tương quan
tỷ lệ nghịch với gia đình có sổ hộ nghèo và gia đình là thành viên tổ vay vốn ở
địa phương;
+ Kết
quả nghiên cứu thu được từ phương pháp so sánh trước - sau cho thấy thu nhập và
chi tiêu trung bình của hộ sau khi tham gia các chương trình tín dụng nhỏ tăng
4,6 triệu đồng/năm so với trước khi tham gia;
+ Ngoài
ra việc sử dụng phương pháp so sánh có - không có, còn phát hiện ra rằng trung
bình thu nhập của những hộ có tham gia các chương trình tín dụng nhỏ cao hơn 5
triệu đồng/năm so với các hộ không tham gia các chương trình tín dụng nhỏ;
+ Nghiên
cứu đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Cụ thể là lượng vốn vay, thu nhập sau khi vay và việc
tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp có mối tương quan
thuận với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ;
+ Các
chủ hộ có trình độ học vấn và tuổi càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ
càng cao. Ngược lại, lãi suất có mối tương quan tỷ lệ nghịch với khả năng trả
nợ vay đúng hạn của nông hộ.
+ Đề xuất mô hình
tín dụng vi mô cho hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang. Mô hình này dựa trên nguyên tắc
cho vay theo nhóm liên đới chịu trách nhiệm. Mô hình này có ưu điểm là mang
tính tương trợ cao. Tuy nhiên, mô hình này có hạn chế là chi phí giao dịch có
thể cao và do mục đích hoạt động của Chương trình là phi lợi nhuận nên có thể
sẽ rất khó tìm kiếm các nguồn vốn ban đầu.
Các
thành viên Hội đồng nghiệm thu và đại biểu tham dự đã đánh giá cao ý
nghĩa và kết quả của đề tài. Tuy nhiên chủ nhiệm đề tài cần phải hoàn
chỉnh thêm một số đóng góp của các thành viên Hội đồng để báo cáo mang tính
thuyết phục hơn. Đề tài được Hội đồng KHCN đánh giá xếp loại B (Khá).
http://www.haugiang.gov.vn (ttxthanh)