Xây dựng quy trình tách chiết các hợp chất polyphenol và axit béo không no từ hạt quất fotunella japonic (thunb.) với quy mô phòng thí nghiệm
Nhóm nghiên cứu ở Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Đại học Mở Hà Nội tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu suất quá trình chiết dầu béo và làm giàu polyphenol và axit béo không no từ hạt quất Fotunella japonica (Thunb.) Swingle.
Ảnh minh họa
Polyphenol và axit béo
không no là các nguồn hoạt chất quý được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp
y, dược, thực phẩm… Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy trái cây thuộc chi
Citrus là một nguồn nguyên liệu tiềm năng cho việc tách chiết các hoạt chất
này.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình tách chiết hai axit là axit oleic và
linoleic từ hạt quất Fotunella japonica (Thunb.) Swingle với điều kiện phản ứng
thủy phân (nồng độ ethanol 70%, nhiệt độ phản ứng 750C, thời gian
phản ứng 120 phút); xác định điều kiện cho quá trình làm giàu axit oleic và
linoleic bằng kết tinh urê (tỉ lệ ethanol/tổng các axit béo là 1/15, tỉ lệ
urê/tổng các axit béo là 3/1, nhiệt độ là 500C).
Kết quả đã tách được axit oleic và linoleic với
tỉ lệ lần lượt là 40,62% và 48,29% trong mẫu dầu hạt quất. Đã xác định được hàm
lượng polyphenol tổng đạt 83,40% trong mẫu dầu quất trong đó chứa axit gallic
4.90%, rosmarinic 3.73%, axit p-coumarin 3.53% và trans-2-hydroxicinnamic 2.01%.
Từ các kết quả đạt được, nghiên cứu này định hướng tạo một chế phẩm có hoạt
tính chống oxy hóa cao, bao gồm axit không no và polyphenol. Các chất này bảo
vệ và kích thích quá trình tái tạo da, chống lại quá trình lão hóa da bằng cách
ức chế, phá hủy các gốc tự do gây hại có thể tạo sản phẩm ứng dụng trong mỹ
phẩm
http://www.cesti.gov.vn (ttxthanh)