Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI): Cần quan tâm phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ
Việc ban hành Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) “về phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã mở ra nhiều cơ hội để Bạc Liêu phát triển. Đặc biệt là việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp.
Những năm qua, nông nghiệp là một
trong những lĩnh vực được Sở KH-CN tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là những mô
hình sản xuất mới giúp nông dân tăng gia sản xuất, thi đua làm giàu trên đồng
đất của mình.
Sinh viên khoa Nông
nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu giống lúa chất lượng cao. Ảnh: L.HNăm 2012, Sở KH-CN đã hỗ
trợ trên 1,3 tỷ đồng cho việc thực hiện các đề tài, trong đó có những đề tài,
dự án không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết do thực tiễn đặt ra, mà còn
góp phần mở ra những hướng đi mới, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều
nông dân. Tiêu biểu là một số dự án như: sản xuất lúa Một bụi đỏ trên đất nuôi
tôm theo hướng GAP; tuyển chọn giống thích nghi cho vùng Nam Quốc lộ 1A; mô
hình đa cây, đa con trên đất lúa; mô hình nuôi tôm sinh thái vùng ngập mặn…
Những đề tài, dự án nghiên cứu trên bước đầu đã mang lại hiệu quả, giúp nông
dân tăng thêm thu nhập và sản xuất hàng hóa có chất lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, việc phát triển KH-CN của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó
khăn. Một trong những bất cập là nhiều người vẫn chưa quan tâm đến việc phát
triển và ứng dụng những thành tựu KH-CN vào sản xuất, còn xem đó là trách nhiệm
của các nhà khoa học, ngành chức năng. Trong khi đó, KH-CN có vai trò rất lớn đối
với sự phát triển. Điều này đã được chứng minh qua năng suất, hiệu quả sản xuất
và tạo ra khả năng cạnh tranh từ việc ứng dụng các thành tựu, công nghệ sản
xuất mới ở một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh.
Do vậy, để KH-CN thật sự trở thành
động lực góp phần phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như mục tiêu đề ra, thì việc
quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và ban hành các cơ chế, chính sách là một trong
những giải pháp cần được đặc biệt quan tâm. Đó là các cơ chế, chính sách về thu
hút nhân tài, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành phục vụ nghiên cứu khoa
học; hay tăng cường đầu tư, hỗ trợ để những đề tài, dự án có điều kiện ứng dụng
vào sản xuất, thay vì “lý thuyết suông”. Đồng thời tạo cơ chế cho doanh nghiệp,
nông dân mạnh dạn đầu tư, ứng dụng những thành tựu KH-CN mới vào sản xuất. Thậm
chí, cần có cơ chế đặc thù đối với những công trình nghiên cứu, dự án bức xúc,
hoặc những sáng kiến mới để khuyến khích các nhà khoa học, người nghiên cứu
tham gia… Đây cũng là việc làm tạo nên một sân chơi, góp phần phát hiện nhân
tài để phát triển, chăm bồi. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các
công trình nghiên cứu vào các trường học, đồng ruộng, nhà máy, xí nghiệp… nhằm
mục đích phát triển KH-CN và bổ sung, hoàn thiện, nâng tầm thêm cho những công trình
nghiên cứu.