Tăng cường kiểm soát ô nhiễm phát thải thủy ngân tại Việt Nam
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã có buổi làm việc nhằm trao đổi, chia sẻ các thông tin trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường do phát thải thủy ngân, thực hiện Công ước Minamata.
Xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Biên Hòa
II. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã
thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc kiểm soát phát thải thủy ngân bao
gồm các đề xuất hoạt động, sự tham gia của các bên trong việc thực hiện các
hoạt động kiểm soát phát thải thủy ngân ra môi trường, tập trung vào một số
lĩnh vực hoạt động như nhiệt điện, khai thác vàng...
Tại Việt Nam, dưới áp lực của phát triển
kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường do phát thải hóa chất đã và đang trở thành
vấn đề lớn. Báo cáo dữ liệu các chất thải ra môi trường hiện nay cho thấy,
trong nước thải, khí thải… có chứa các hợp chất độc hại, kim loại nặng. Các
chất thải này có lượng độc tính rất cao cùng với sự tích lũy lâu dài sẽ gây ra
tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế
giới, kiểm soát phát thải hóa chất là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát ô
nhiễm môi trường. Song, cách tiếp cận này còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Do đó,
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức có liên quan để thúc đẩy kiểm soát ô nhiễm hóa chất.