Bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu bằng nước hãm nụ vối
Nghiên cứu do tác giả Hà Hoàng Kiệm – Bệnh viện 103, Học viện Quân Y thực hiện nhằm bước đầu xác định tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu của nước nụ vối.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cây vối có tên
khoa học là Clystocalyx nervosum hay Eugenia operculata (Roxb), thuộc họ Sim
(Myrtaceace) được nhân dân ta sử dụng lá và nụ, có thể dùng tươi hoặc khô, để nấu
nước uống giải khát. Đã có một số nghiên cứu về thành phần kháng khuẩn của nước
vối. Nhân dân còn phát hiện ra nước vối có tác dụng làm mòn sỏi và loại sỏi ra
khỏi đường tiết niệu. Nước vối là loại
nước dùng để giải khát truyền thống, phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, ngoài tác dụng
giải khát, nước vối còn được phát hiện có tính kháng sinh, bào mòn và tống sỏi
thận.
Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên
cứu với 64 bệnh nhân có sỏi ở đài, bể thận, được theo dõi và điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện 103 từ 3/2009 đến 9/2012.
Qua nghiên cứu kết quả cho thấy:
-
Nước vối có tác dụng làm mòn sỏi và tống
sỏi thận. Sau 6 tháng, đường kính trung bình của các viên sỏi giảm từ 0.94 ± 0.21cm xuống 0.68 ± 0.16 cm (p < 0.05). Có 20/46
bệnh nhân (43.47%) không có sỏi, tương ứng 24/54 viên sỏi (44.44%) được loại trừ
khỏi đường tiết niệu.
-
Không thấy tác dụng không mong muốn trên
lâm sàng và các thông số huyết học, sinh hóa máu, men gan, khi uống nước nụ vối
với liều 15g nụ vối khô hãm trong 1.8 lít nước sôi, uống trong 1 ngày liên tục
trong thời gian 6 tháng.
Nước vối ngoài
tác dụng giải khát còn có tác dụng bào mòn và tống sỏi ra khỏi đường tiết niệu.
Nhóm tác giả cũng kiến nghị cho những người có sỏi đường tiết niệu kích cỡ nhỏ, hoặc những người
có nguy cơ tạo sỏi (cường calci niệu) hoặc nguy cơ tái phát sỏi (tiền sử đã có
sỏi hoặc đã mổ hoặc tán sỏi đường niệu) nên uống nước vối kéo dài để phòng tái
phát sỏi./.
Tạp chí Y học Thực hành Số 8 (878) năm 2013