Nghiên cứu tác dụng của dịch ép từ củ tỏi và củ gừng đối với vi khuẩn trên cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) bị bệnh lở loét trong điều kiện phòng thí nghiệm
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh, Trương Thị Thành Vinh -Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh, Đoàn Thị Thu Hà – Chi cục Thú y Nghệ An, Nguyễn Thị Kim Chung và Nguyễn Thị Vui – Trung tâm Thực hành Thí nghiệm, Trường Đại học Vinh thực hiện nhằm nghiên cứu về khả năng kháng vi khuẩn của dịch ép tỏi, dịch ép gừng và dịch ép hỗn hợp tỏi-gừng trên cá bống bớp bị bệnh lở loét trong điều kiện thực nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng thảo dược để phòng trị bệnh cho cá bống bớp giai đoạn nuôi thương phẩm.
Ảnh minh họa
Nhóm tác giả đã xác định
vi khuẩn trên cá bống bớp bị bệnh lở loét ở giai đoạn nuôi thương phẩm bằng
thảo dược củ tỏi (Allium sativum), củ gừng Zingiber officinale Rosc), và kháng
sinh (Erythromyxin và tetraxylin); thử nghiệm khả năng kháng vi khuẩn của dịch
ép tỏi, dịch ép gừng, dịch ép tỏi-gứng (tỷ lệ 1:1) trên cá bống bớp bị bệnh lở
loét và so sánh với kháng sinh như erythromyxin, tetraxylin và ảnh
hưởng của nhiệt độ bảo quản tới khả năng kháng vi khuẩn của dịch ép thảo dược trên
cá bống bớp.
Nghiên cứu đã xác định được vi khuẩn Vibrio vulnificus gây bệnh lở loét ở
cá bống bớp. Dịch ép tỏi, dịch ép gừng và dịch hỗn hợp tỏi – gừng theo tỷ lệ
1:1 đều có khả năng kháng Vibrio vulnificus, trong đó dịch ép tỏi có khả năng kháng khuẩn lớn nhất (25,15mm) và thấp nhất ở
dịch ép gừng (14,33mm). Khả năng kháng khuẩn của dịch ép tỏi và dịch ép
tỏi-gừng tương đương với kháng sinh erythromyxin và tetraxylin. Sau thời gian
bảo quản 24 giờ ở các mức nhiệt độ khác nhau cho thấy khả năng kháng Vibrio
vulnificus của dịch ép tỏi và dịch ép tỏi – gừng khá cao ở 20-35oC
(ĐKVVK 23,75-27,64mm đối với dịch ép tỏi và ĐKVVK 21,51-25,42 mm với hỗn hợp
tỏi gừng). Ở điều kiện nhiệt độ cao (40oC) khả năng kháng khuẩn giảm
ở cả hai loại dịch ép.
Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 19/2013