Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên –Huế và đề xuất giải pháp thích ứng
Nghiên cứu do đồng tác giả Tôn Thất Chất-Trường Đại học Nông lâm Huế và Nguyễn Văn Được – Trường Đại học Khoa học Huế thực hiện nhằm chỉ ra sự tương quan giữa các hiện tượng thời tiết cựa đoan của biến đối khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, đưa ra những giải pháp thích ứng cho cộng đồng ngư dân có các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa bàn tỉnh Phú Vang, tỉnh Thừa Thiến – Huế.
Ảnh minh họa
Tác giả đã tiến hành phân
tích tình hình diễn biến của biến đổi khí hậu; xem xét ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản và những chuyển đổi trong hoạt
động nuôi trồng thủy sản dưới tác động của biến đổi khí hậu. Qua đó, dự báo nguy cơ
ngập theo ba kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến cuối thể kỷ XXI và đề
xuất biện pháp thích ứng phù hợp cho địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tại huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên – Huế có các hiện tượng thời tiết tiêu cực như rét, hạn hán,
lũ, lụt, lũ tiểu mãn, bão gây ra với tần suất nhiều hơn, cường độ lớn và mang
tính chất thất thường khó dự đoán. Diễn biến nhiệt độ trung bình giai đoạn
2001-2011 tăng 0,043oC/năm, biên độ dao động nhiệt 24oC-25,4oC.
Lượng mưa trung bình của tỉnh từ năm 1999-2011 là 3.135,74 mm/năm và có xu
hướng giảm trung bình 102,5mm/năm. Những biến đổi này đã làm cho các đặc trưng
và cân bằng theo mùa bị đảo lộn tại vùng nghiên cứu. Hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy,
rét, nhiệt độ, lượng mưa,… đã ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tượng nuôi, dịch bệnh
bùng phát và lây lan rộng, gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng nuôi tôm sú giảm từ 1.541 tấn năm 2005 xuống chỉ còn 886,7 tấn năm
2011 (chiếm 42,46%) so với năm 2005 và sản lượng cua, cá nước lợ từ 1.438 tấn
năm 2005 xuống chỉ còn 1.135 tấn năm 2011 (chiếm 21,07%) so với năm 2005. Diện
tích nuôi tôm sú giảm từ 1.143 ha/năm 2005 xuống chỉ còn 325,5 ha (chiếm
71,54%) so với năm 2005. Đã sử dụng mô hình số độ cao (DEM) Aster 30 m và phần
mềm ArcGis đế tính toán và dự báo nguy cơ ngập diện tích nuôi trồng thủy sản
đến cuối thế kỷ XXI. Theo kịch bản phát thải thấp (0,61m), ngập 103,48 ha,
chiếm 5,77%; theo kịch bản phát thải trung bình (0,71m), ngập 105,1 ha, chiếm
5,86% và theo kịch bản phát thải cao (0,91m) ngập 108,59 ha, chiếm 6,06% so với
diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 19/2013