Tần suất đề kháng aspirin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da
Nghiên cứu do các tác giả Đỗ Quang Huân – Viện Tim TP.Hồ Chí Minh và Hồ Tấn Thịnh – Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng thực hiện nhằm khảo sát tần suất đề kháng aspirin ở bệnh nhân được đặt stent mạch vành và một số yếu tố liên quan đến sự đề kháng này.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân bệnh mạch
vành được đặt stent mạch vành và đang sử dụng thuốc aspirin. Đối tượng loại trừ là các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả xét nghiệm: Thiếu máu cấp hoặc mạn tính từ mức độ trung bình
trở lên hoặc đa hồng cầu; Giảm hoặc đa tiểu cầu; Các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng
đến chức năng tiểu cầu; Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid hoặc đang dùng
thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa, kháng vitamin K; Xơ gan; Bệnh thận mạn giai
đoạn cuối hoặc đang lọc máu; Bệnh nhân tâm thần hoặc không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Qua nghiên cứu mô tả cắt
ngang có phân tích, kết quả cho thấy, bằng xét
nghiệm PFA 100 để đánh giá chức năng tiểu cầu sau điều trị aspirin, ghi nhận
tình trạng đề kháng thuốc là 21,3%. Yếu tố nguy cơ liên quan đến đề kháng với
aspirin có ý nghĩa thống kê (p<0,05): thể trạng béo phì, nhồi máu cơ tim có
ST chênh lên, bệnh thận mạn, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô tả về
tỷ lệ đáp ứng tiểu cầu với điều trị aspirin bằng xét nghiệm PFA 100 và tìm hiểu
một số yếu tố liên quan với sự đáp ứng này chưa có điều kiện theo dõi dự hậu
lâm sàng trên đối tượng nghiên cứu.
Tuy nhiên, liều aspirin có liên
quan đến đề kháng trên xét nghiệm do đó trên những bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp sau đặt stent mạch vành có bệnh thận mạn liều aspirin 250mg/ngày có thể
giúp làm giảm nguyên cơ đề kháng aspirin./.
Tạp chí Y học Thực hành, số 8 (878), năm 2013