Đa dạng thành phần loài lưỡng cư, bò sát tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn Tân Phượng, Lục Yên, Yên Bái
Nguyên cứu do các tác giả Đồng Thanh Hải và Vũ Tiến Thịnh – Trường Đại học Nông lâm thực hiện nhằm nghiên cứu tổng thể và chi tiết khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn có hiệu quả.
Ảnh minh họa
Tác giả đã nghiên cứu các
loài lưỡng cư, bò sát có mặt trong khu vực, qua đó đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên
nhiên Tân Phượng. Phỏng vấn cán bộ quản lý, người dân đi rừng có kinh nghiệm.
Bộ câu hỏi được soạn sẵn kết hợp tranh ảnh minh họa được sử dụng trong phỏng
vấn nhằm thu thập các thông tin quan trọng về tài nguyên bò sát, ếch nhái của
khu vực. Quá trình điều tra thực địa từ tháng 8 đến tháng 10/2010, trên 8
tuyến, mỗi tuyến dài 4-5 km và đi qua nhiều dạng sinh cảnh khác nhau như rừng
thường xanh, rừng trên núi đá, rừng trên núi đất, ven suối, nương rẫy, đồng
ruộng,…Các tuyến được phân bố trải đều trên toàn bộ khu vực nghiên cứu. Hoạt
động điều tra được tiến hành vào các thời điềm khác nhau trong ngày, chủ yếu
tập trung vào buổi tối vì đây là thời gian mà các loài lưỡng cư, bò sát hoạt
động nhiều nhất. Mỗi tuyến được điều tra lập lại trong quá trình nghiên cứu. Cán bộ điều tra đi dọc tuyến với tốc độ chậm, sử dụng đèn chuyên dụng để
phát hiện và ghi nhận loài. Mỗi mẫu vật được thu bắt và xử lý phục vụ cho giám
định loài trong phòng thí nghiệm và lưu trữ. Xử lý mẫu vật được thực hiện bằng
phương pháp thường quy với lưỡng cư và bò sát (SPAM, 2003).
Kết quả nghiên cứu đã ghi
nhận được tổng số 42 loài bò sát thuộc 11 họ, 2 bộ và 24 loài lưỡng cư thuộc 8
họ, 3 bộ. Tổng số 15 loài và 2 loài
lưỡng cư quý hiếm đã được xác định. Trong đó, 8 loài được liệt kê trong danh
lục Đỏ IUCN, 11 loài được liệt kê trong sách Đỏ Việt Nam và 9 loài được liệt kê trong
Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Trong lớp lưỡng cư, họ ếch nhái có nhiều loài nhất (15
loài) trong khi họ cóc và họ ếch giun chỉ có 1 loài. Trong lớp bò sát, họ rắn
nước có nhiều loài nhất (7 loài) trong khi họ thằn lằn và họ rùa đầu to chỉ có
1 loài. Săn bắt trái phép là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên lưỡng
cư, bò sát tại khu vực vào thời điềm hiện tại cũng như trong thời gian tới. Ngăn
chặn hoạt động này là giải pháp cấp thiết và hiệu quả nhằm bảo vệ khu hệ động
vật tại khu vực.