Lời giải bài toán tránh trùng lặp đề tài nghiên cứu khoa học
Một hiện tượng đã và đang diễn ra khi thực hiện các nhiệm vụ KHCN các cấp là sự trùng lặp về nội dung nghiên cứu, tức là một phần hoặc toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ này đã từng được thực hiện trong khuôn khổ của nhiệm vụ khác
Những bất cập
Sự trùng lặp này gây lãng phí về nguồn
lực, công sức, thời gian và tạo ra dư luận không tốt về tính công khai, minh
bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN.
Để giảm thiểu tình trạng này thì biện pháp
chủ yếu là kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn xác định, đặt hàng nhiệm vụ KHCN
thông qua việc tra cứu và sử dụng thông tin sẵn có về các nhiệm vụ KHCN đang
triển khai và đã hoàn thành. Tuy vậy, Nghị định 159 chưa quy định vấn đề này,
nên không có cơ sở để bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải sử dụng thông tin
tra trùng trong quá trình xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN.
Theo Bộ KHCN, chúng ta cũng chưa có
quy định rõ ràng về báo cáo và công bố thông tin về các nhiệm vụ KHCN được phê
duyệt, ký hợp đồng thực hiện: Những thông tin này được thu thập, xử lý và cập
nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN sẽ là công cụ quan trọng để tra trùng
trong xác định nhiệm vụ KHCN, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia KHCN...Nghị
định 159 đã đề cập đến vấn đề này nhưng ở mức độ chung chung, chưa cụ thể. Do
đó, trong thực tế không thể triển khai việc thu thập và quản lý thông tin về
các nhiệm vụ KHCN được phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện.
Việc báo cáo và tổng hợp thông tin về ứng
dụng kết quả các nhiệm vụ KHCN, mới chỉ giới hạn ở báo cáo kết quả nghiên cứu:
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quốc phòng, an
ninh...phản ánh hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho KHCN. Tuy nhiên, hiện nay việc
đánh giá hiệu quả đầu tư cho các nhiệm vụ KHCN gặp nhiều khó khăn do Luật KHCN
năm 2000 và Nghị định 159 chưa có quy định về việc báo cáo thông tin về ứng
dụng kết quả các nhiệm vụ KHCN.
Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm
công bố công khai, quyền tiếp cận thông tin về các nguồn thông tin KHCN do nhà
nước đầu tư: Để đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc sử dụng ngân sách
nhà nước để phát triển nguồn tin KHCN cũng như quyền tiếp cận tới các nguồn tin
này, cần thiết phải có quy định về công bố công khai danh mục và thông tin tóm
tắt về các nguồn tin KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước. Sự công khai này cũng
giúp cơ quan có thẩm quyền về thông tin KHCN điều tiết, phối hợp tốt hơn trong
công tác phát triển nguồn tin KHCN cho cả nước.
Việc mua các nguồn tin KHCN, đặc biệt
là những nguồn tin của nước ngoài đòi hỏi một khoản kinh phí lớn. Do đó, để đảm
bảo hiệu quả của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần phải giám sát tình hình
sử dụng và hiệu quả khai thác những nguồn tin KHCN đã được bổ sung, mua sắm.
Đây là công cụ cần thiết giúp cơ quan quản lý nhà nước về thông tin KHCN hoạch
định chính sách, định hướng ưu tiên, điều tiết phối hợp công tác phát triển
nguồn tin KHCN cho cả nước, phục vụ chiến lược phát triển KHCN 2011-2020 và các
chương trình KHCN của nhà nước...
Đổi mới thế nào?
Bộ KHCN đang dự thảo Nghị định về
Thông tin KHCN. Theo đó, lần đầu tiên đề cập trọn vẹn chu trình liên quan đến thông
tin về nhiệm vụ KHCN từ khi xác định nhiệm vụ đến khi ứng dụng vào thực tiễn và
được đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN.
Thông tin về các nhiệm vụ KHCN các cấp
có sử dụng ngân sách nhà nước, trong thời hạn 30 ngày làm việc sau khi được phê
duyệt, ký hợp đồng thực hiện phải được thu thập, xử lý để cập nhập vào Cơ sở dữ
liệu quốc gia về KHCN theo mẫu phiếu thống nhất và được gửi về cơ quan thông
tin KHCN có thẩm quyền bằng đường bưu điện hoặc phương thức khác theo hướng dẫn
của Bộ KHCN.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng
ngân sách nhà nước phải được đăng ký và lưu giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện. Ngân sách dành cho hoạt động
thông tin khoa học và công nghệ phải được ghi thành một mục chi riêng trong mục
lục ngân sách nhà nước hằng năm cho khoa học và công nghệ của bộ, ngành, địa
phương...