Hiệu quả của phương pháp khử khuẩn ống nội soi mềm bằng máy tạo ozone IHI và dung dịch khử khuẩn mức độ cao Cidex OPA tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu do các tác giả Đào Văn Long, Hoàng Anh Tú và cộng sự - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện nhằm xác định hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn trên ống nội soi mềm bằng máy tạo ozone IHI và dung dịch khử khuẩn và dung dịch khử khuẩn Cidex; nhận xét các ưu, nhược của 2 phương pháp.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Đối tượng nghiên
cứu là các ống nội soi mềm dạ dày và đại tràng của hãng Olympus, Pentax. Tiêu
chuẩn lựa chọn là ống nội soi mềm soi dạ dày hoặc soi đại tràng: lấy mẫu trước
khử khuẩn và sau khử khuẩn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2011 đến tháng
9/2012 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh
theo cặp trước và sau khử khuẩn.
Qua nghiên cứu
90 cặp mẫu dây nội soi dạ dày và 59 cặp mẫu dây nội soi dạ đại tràng trước và
sau khi tiệt trừ vi khuẩn bằng máy tạo ozone IHI và dung dịch khử khuẩn Cidex
OPA, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận:
Phương pháp khử
khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn Cidex OPA và máy tạo ozone IHI đều có khả năng
tiệt trừ vi khuẩn ở ống nọi soi mềm dạ dày và đại tràng. Chỉ số hiệu quả can
thiệp của phương pháp khử khuẩn bằng ozone đạt 94,6%, khử khuẩn Cidex OPA đạt
85,1%.
Phương pháp khử
khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn Cidex OPA
giảm được mật độ vi khuẩn trung bình là 17,7 vi khuẩn thấp hơn so với
phương pháp khử khuẩn bằng máy tạo ozone IHI là 39,6 vi khuẩn.
Hệ thống khuẩn bằng
máy tạo ozone IHI sử dụng tốt cho sức khỏe người trực tiếp thực hiện khử khuẩn,
đòi hỏi cơ sở y tế phải có điện và cần phải có kinh phí đầu tư ban đầu lớn
nhưng chi phí vận hành rẻ hơn so với phương pháp khử khuẩn bằng dung dịch khử
khuẩn Cidex OPA./.
Tạp chí Y học thực hành số 8(878) năm 2013