Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ”
Sáng ngày 25/12/2013, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ” do Bs.CKII. Nguyễn Trung Nghĩa – Trung tâm Y tế Dự phòng làm chủ nhiệm. Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ là cơ quan chủ trì.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tình hình dinh dưỡng và thực hiện một số phương pháp
cải thiện tình hình dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
Qua thời gian thực hiện,
kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng
(SDD) thể nhẹ cân là 14,7%, trong đó SDD nhẹ cân độ I là 12,3%, độ 2 là 1,9% và
độ 3 là 0,5%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 21%, trong đó SDD thấp còi độ I là
15,5%, độ 2 là 3,6% và độ 3 là 1,9%. Tỷ lệ SDD thẻ gầy còm là 5,7%. Tỷ lệ trẻ
bị thừa cân và béo phì là 4,5%, trong đó thừa cân (2,9%) phổ biến hơn béo phì
(1,6%).
- Các yếu tố chính có liên
quan đến tỷ lệ SDD nhẹ cân bao gồm: tuổi của trẻ, trình độ học vấn của cha mẹ,
thu nhập hộ gia đình; tình trạng sở hữu nhà vệ sinh và chỉ số khối lượng cơ thể
của bà mẹ. Các yếu tố chính có liên quan đến nhà vệ sinh và chỉ số khối lượng
cơ thể của bà mẹ. Các yếu tố chính có liên quan đến tình hình SDD thấp còi ở
trẻ: tuổi của trẻ; cân nặng trẻ khi sinh, thu nhập hộ gia đình,.... Các yếu tố
liên quan đến tình hình SDD gầy còm ở trẻ là thu nhập hộ gia đình, chỉ số khối
lượng cơ thể bà mẹ. yếu tố liên quan đến tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ tại
thành phố Cần Thơ là trình độ học vấn của bà mẹ.
- Mô hình can thiệp có tác
động tích cực đối với chỉ số Z CN/T sau 12 tháng nghiên cứu can thiệp, độc lập
với các biến khác. Mô hình can thiệp có tương tác với chỉ số Z CN/CC tại thời
điểm ban đầu là yếu tố quan trọng có tác động tích cực đối với chỉ số Z CN/CC
sau nghiên cứu can thiệp. Mô hình can thiệp đã làm hạn chế tốc độ gia tăng của
SDD nhẹ cân. Đặc biệt, nhóm can thiệp không còn trẻ SDD nhẹ cân độ 2 và 3 tại
cả 2 thời điểm T6 và T12. Tỷ lệ trẻ SDD gầy còm ở nhóm
can thiệp có xu hướng được cải thiện trong quá trình phát triển của trẻ nhưng
sự khác biệt này chưa đạt được mức ý nghĩa thống kê. Đối với SDD gầy còm ở nhóm
can thiệp có xu hướng được cải thiện trong quá trình phát triển của trẻ nhưng
sự khác biệt này chưa đạt được mức ý nghĩa thống kê. Đối với SDD gầy còm độ 2
và 3, nhóm can thiệp có sự sụt giảm và không còn trẻ SDD nhẹ cân độ 2 và 3 ở cả
2 thời điểm T6 và T12. Mô hình can thiệp chưa thể hiện
tác động có ý nghĩa thống kê đói với tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ sau 6 và
12 tháng nghiên cứu theo dõi. Nghiên cứu can thiệp cải thiện được chỉ số đa
dạng thức ăn của trẻ và tỷ lệ trẻ có từ 3 bữa ăn trở lên trong ngày. Nghiên cứu
can thiệp làm giảm có ý nghĩa thống kê tỷ lệ trẻ có thời gian vận động dưới 60
phút một ngày.