Đánh giá hệ thống để tìm ra lợi thế cạnh tranh
Những doanh nhân lõi đời trên thương trường thường áp dụng rất triệt để binh pháp: Biết mình, biết ta, trăm trận, trăm thắng. Thông qua binh pháp này mà doanh nghiệp của họ đứng vững, cạnh tranh với các đối thủ có nhiều lợi thế.
Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã
áp dụng ISO 14001:2004 vào trong hoạt động của các nhà máy. Ảnh sản phẩm của
Vinamilk
Kinh doanh thường được ví như thương
trường và xưa kia, lợi thế của việc kinh doanh thường chỉ truyền miệng hoặc
theo kinh nghiệm để lại của đười trước. Kinh tế học phát triển và các vấn đề
kinh doanh trên thương trường đã được đúc kết, nghiên cứu thành những ngành
khoa học. Thậm chí, để hỗ trợ cho kinh doanh phát triển, doanh nghiệp hoạt động
thuận lợi, các chuyên ngành kỹ thuật và quản lý... cũng được đầu tư phát triển,
hỗ trợ cho môi kinh doanh.
Từ lâu, các nước như Nhật Bản, Mỹ...
được coi như cái nôi của khoa học quản lý. Nhiều triết lý kinh doanh, mô hình
cải tiến năng suất, chất lượng doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp
được hình thành từ các nước này hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn có liên quan
đến những nước đó. Các công cụ như ISO, 5S, Kaizen, Lean... được hình thành,
phát triển, được cận dụng vào các tổ chức, doanh nghiệp để mang lại hiệu quả,
năng suất, chất lượng, giảm thiểu chi phí, nâng cao giá trị.
Tại Việt Nam, từ thời kỳ đầu của công cuộc
đổi mới nền kinh tế, từ Trung ương đã hướng tới xây dựng thành phong trào năng
suất chất lượng. Tới nay, không ký về năng suất chất lượng trong nền kinh tế
đang dần dần chuyển mình và bước đầu ghi nhận có những thành công.
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 225/QĐ - TTg ngày 22/2/2012 về “Thúc đẩy hoạt động năng suất và
chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, đến nay các cơ
quan chức năng, trong đó có Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng và các đơn vị trực thuộc, đang nỗ lực đẩy mạnh, đưa hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
cho các ngành sản xuất và dịch vụ; hệ thống quản lý chất lượng
chuyên ngành công nghiệp dầu khí ISO 29001, sản xuất ôtô và công nghiệp
phụ trợ ISO/TS 16949, viễn thông TL 9000, thiết bị y tế ISO 13485; hệ
thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025; hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP, GMP; hệ thống trách nhiệm xã hội ISO
26000/SA 8000; hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS
18001; hệ thống quản lý rủi ro ISO 31000; hệ thống quản lý môi trường ISO
14001; hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001 …; Các công cụ cải
tiến năng suất và chất lượng: 5S, Kaizen; nhóm chất lượng QCC; kỹ thuật
thống kê SPC; kỹ thuật chẩn đoán doanh nghiệp; sản xuất tinh gọn và giảm thiểu
khuyết tật Lean Six Sigma; thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard; chỉ số
đánh giá hoạt động chính KPI; duy trì năng suất tổng thể TPM; đánh giá
hiệu quả công việc của nhân viên, quản lý quan hệ khách hàng CRM; quản lý
tri thức KM …; Hệ thống quản lý tích hợp các tiêu chuẩn và công cụ cải tiến
năng suất và chất lượng; - Mô hình hoạt động xuất sắc BE; cải tiến
năng suất toàn diện PMS; quản lý chất lượng toàn diện TQM; năng suất xanh
GP; quản lý phát triển bền vững... vào nền kinh tế.
Theo Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC)
thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trong các ngày từ
14-16/05/2014 tới đây, Trung tâm này sẽ tổ chức chương trình đào tạo Đánh giá
nội bộ hệ thống tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004. Đây
là chương trình trong khuôn khổ các hoạt động mục tiêu như nói trên.
VPC cho rằng, việc đánh giá nội bộ là
một công cụ giúp các tổ chức, doanh nghiệp theo dõi và kiểm tra xác nhận việc
thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý áp dụng tại doanh nghiệp như hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 hay hệ thống quản lý môi trường ISO
14001:2004. Kết quả đánh giá nội bộ là cơ sở để xác định các vấn đề cần khắc
phục, cải tiến nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống. Để tổ chức hoạt
động đánh giá một cách hiệu quả, doanh nghiệp phải thiết lập quy trình đánh giá
phù hợp, đồng thời có đội ngũ chuyên gia đánh giá được trang bị đủ các kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho việc lập kế hoạch, tiến hành đánh giá, chuẩn bị
báo cáo và theo dõi khắc phục sau đánh giá.
"Khóa đào tạo “Đánh giá nội bộ hệ
thống quản lý tích hợp ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004” được thiết kế nhằm nhằm
giúp các doanh nghiệp áp dụng đồng thời 2 hệ thống quản lý ISO 9001 và ISO
14001 đào tạo được đội ngũ chuyên gia đánh giá có khả năng tiến hành cuộc đánh
giá tích hợp cả hai hệ thống tại đơn vị. Đào tạo chuyên gia đánh giá có
khả năng đánh giá hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2008 và ISO
14001:2004", một nội dung thông báo của VPC cho biết.
Được biết, đối tượng tham gia khóa đào
tạo lần này là các lãnh đạo, cán bộ quản lý phòng ban, cán bộ phục trách chất
lượng và môi trường;Cán bộ được dự kiến tham gia đánh giá nội bộ hệ thống quản
lý tích hợp ISO 9001 và ISO 14001;Cán bộ nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực
chất lượng, môi trường và các cá nhân quan tâm đến chủ đề và nội dung của khoá
học.