Kết nối cung – cầu phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN
Các nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nghiên cứu có giá trị. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhu cầu ứng dụng và đổi mới công nghệ rất lớn nhưng trong nhiều năm qua chúng ta chưa kết nối được giữa các nhà khoa học và các viện trưởng với các doanh nghiệp có nhu cầu về khoa học công nghệ. Vì vậy, cần quan tâm, thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi thì kết nối cung - cầu phát triển mạnh mẽ thị trương KHCN. Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân đã chia sẻ như vậy nhân tổ chức sự kiện kết nối cung – cầu KHCN tại tỉnh Bắc Giang.
- Bộ KH &CN tổ chức sự
kiện kết nối cung - cầu tại Bắc Giang. Những sự kiện như thế này sẽ góp phần
thúc đẩy xây dựng môi trường và thị trường KHCN, Thưa Bộ trưởng?
Sự kiện kết nối cung - cầu lần này
cũng như các sự kiện khác là một cơ hội để cho doanh nghiệp có thể gặp gỡ các
nhà khoa học, trên cơ sở đó sử dụng được các kết quả nghiên cứu ứng dụng, những
thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Và đây cũng là một khâu
rất quan trọng trong thị trường công nghệ, phát triển thị trường công nghệ
trong đề án vừa được Chính phủ phê duyệt.
Nếu chúng ta làm tốt kết nối giữa cung
và cầu thông qua một môi trường, thị trường công nghệ thì chúng ta sẽ thúc đẩy
được sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước không chỉ đối với doanh
nghiệp mà còn đối với toàn bộ hệ thống khoa học công nghệ. Vì vậy mà trong dịp
kỷ niệm ngày Khoa học công nghệ Việt Nam đầu tiên (18/5) thì chúng tôi đánh giá
rất cao nỗ lực của các cơ quan liên quan, các địa phương, các doanh nghiệp trong
việc đến với nhau thông qua sự kiện kết nối cung - cầu.
- Trong đợt kỷ niệm ngày
KHCN giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên được trao cho các nghiên cứu khoa
học cơ bản. Bộ trưởng đánh giá về ý nghĩa của giải thưởng này?
Từ trước tới nay thì trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ, chúng ta thường biết đến giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải
thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ. Đây là 2 giải thưởng tầm quốc gia được
dành cho tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tuy nhiên có thể nói là khi
chúng tôi theo dõi qua 3 kỳ trao giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
thì hầu hết các công trình đạt giải đều là những công trình nghiên cứu ứng
dụng. Nó được xem xét bởi vì nó có hiệu quả và được áp dụng vào thực tế và sản
xuất kinh doanh và đem lại những cái thành tựu rất quan trọng cho phát triển
kinh tế, xã hội.
Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu đi
trước, nghiên cứu đặt nền móng thế nên người ta khó nhìn thấy thành tựu và kết
quả của nó được áp dụng vào thực tiễn. Vì thế mà hầu như các nhà nghiên cứu cơ
bản của chúng ta chưa bao giờ dành được những giải thưởng lớn về khoa học công
nghệ của đất nước. Vì vậy lần này Bộ Khoa học Công nghệ đã xây dựng và quyết
định tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu cho ngành nghiên cứu cơ bản.
- Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng có thể
nói rõ hơn về giải thưởng?
Giáo sư Tạ Quang Bửu vốn là một nhà khoa học đầu ngành của chúng ta, đã nhiều
năm là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và có rất nhiều đóng góp
cho nghiên cứu cơ bản. Vì vậy mà chúng tôi cũng thành lập 1 giải thưởng mang
tên giáo sư, bên cạnh để tưởng nhớ 1 nhà khoa học vô cùng nổi tiếng trong lĩnh
vực nghiên cứu cơ bản của chúng ta và đồng thời chúng tôi cũng muốn dành cho
các nhà khoa học của chúng ta 1 giải thưởng.
Ở đây cũng có thể nói 1 cách chính
thức là giải thưởng này về mặt vật chất không thua kém giải thưởng Hồ Chí Minh
với mức giải thưởng về mặt vật chất tương đối cao là 200.000.00 triệu đồng và
năm nay lần đầu tiên chúng tôi tổ chức giải thưởng này chúng tôi tin là các nhà
khoa học sẽ được động viên thông qua giải thưởng này và những nhà khoa học khác
chưa có cơ hội dành giải thưởng trong những năm tới sẽ tích cực nghiên cứu cơ
bản để có thể có được những thành tựu mới, thành tựu rất quan trọng trong
nghiên cứu cơ bản đặc biệt trong 7 lĩnh vực mà giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh
danh thì chúng ta sẽ có được rất nhiều sản phẩm phổ biến.
- Bên cạnh những thành tựu nghiên
cứu của các nhà khoa học, viện, trường... những sáng chế của người dân đã đóng
góp cho đời sống sản xuất những sản phẩm có giá trị, thưa Bộ trưởng?
Trong nhiều năm qua những sáng kiến của dân cũng đã được Bộ KHCN phát hiện và
hỗ trợ trong tất cả các chợ công nghệ các thiết bị chúng ta thường gọi là techmart,
rồi mời các nhà sáng chế nông dân và những người bình thường có sáng kiến cải
tiến kĩ thuật tham dự những chợ công nghệ thiết bị giới thiệu cả sáng kiến của
mình với cộng đồng.
Chúng tôi cũng rất vui mừng là nhiều
người nông dân sau khi mà được giới thiệu được cơ quan khoa học giúp đỡ về toàn
diện công nghệ của mình đã có thể thương mại hóa được những cái sáng kiến của
họ vào sản xuất và có người cũng đã thành đạt nhờ những người nông dân sản xuất
kinh doanh chính sản phẩm trí tuệ của mình.
Chúng tôi cũng giúp cho họ đăng ký ở
cục sở hữu trí tuệ về điểm sáng công nghiệp sáng chế và hỗ trợ cho họ trong
hoàn thiện công nghệ và chúng tôi cũng hi vọng là với sự hỗ trợ của nhà nước
của người dân việt nam những người có ý chí sáng tạo có tinh thần khoa học, sẽ
có rất nhiều những sản phẩm hoạt đầu có thể nói là những sản phẩm còn rất bình thường
nhưng mà khi nó được thương mại hóa nó sẽ phát huy giá trị tác dụng của nó và
nó trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị trong cuộc sống.
- Xin cám ơn Bộ trưởng!