Doanh nghiệp KH&CN: Cơ hội và thách thức
Về bản chất, doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (KH&CN) là loại hình doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
Công trình Cụm tời vét
cống ngầm thoát nước đô thị - một sản phẩm KH&CN tiêu biểu của Công ty TNHH
MTV thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu- đơn vị có 17 bằng
độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích.
Các kết quả KH&CN vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp KH&CN có thể là doanh
nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu KH&CN và thương mại hóa các
kết quả đó, hoặc doanh nghiệp có chức năng chính là thương mại hóa các kết quả
KH&CN được tạo ra tại các viện, trường, tổ chức KH&CN khác.
Nhằm làm rõ những thuận
lợi và khó khăn của các doanh nghiệp KH&CN Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, báo Đất Việt xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS Phạm Hồng Quất –
Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và KH&CN (Bộ KH&CN) về vấn đề
này.
Nhiều khó khăn…
Báo cáo của Cục Phát triển
thị trường và KH&CN cho biết, đến nay các Sở KH&CN các địa phương đã
cấp trên 100 giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và đang thẩm định hàng trăm
hồ sơ của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp KH&CN
được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN là các doanh nghiệp sản xuất
nhỏ và vừa tại các địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, như các công ty giống
cây trồng, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, dụng cụ, máy móc cơ khí
nông nghiệp…. số lượng doanh nghiệp KH&CN được ươm tạo tại các vườn ươm hoặc
khởi nguồn từ các viện nghiên cứu, trường đại học còn hạn chế.
Một số doanh nghiệp đề nghị
cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đang gặp khó khăn trong chứng minh
quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp kết quả nghiên cứu KH&CN tạo ra bằng
ngân sách nhà nước hoặc quyền sở hữu, sử dụng công nghệ có nguồn gốc nước
ngoài. Nhiều doanh nghiệp tuy đủ điều kiện nhưng không muốn đăng ký doanh
nghiệp KH&CN vì đã được hưởng các ưu đãi theo địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu
tư, như doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ
thông tin, phần mềm máy tính, xử lý môi trường. Một số khác đã được hưởng ưu
đãi trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Do vậy, để tạo
động lực cho các doanh nghiệp này đứng vào đội ngũ doanh nghiệp KH&CN cần
tiếp tục nghiên cứu cải tiến chính sách ưu đãi, hỗ trợ sao cho tránh trùng lặp
và thiết thực hơn. Một số chính sách thường được các quốc gia áp dụng là chính
phủ ưu tiên trong đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu, hỗ trợ nghiên cứu thử
nghiệm, hỗ trợ liên kết hợp tác đầu tư nghiên cứu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm
mới, ưu tiên trong đấu thầu công trình sử dụng ngân sách nhà nước hoặc trong
hoạt động mua sắm chính phủ… Kinh nghiệm các nước cho thấy, Nhà nước cần hỗ trợ
những điều kiện cần thiết ban đầu để doanh nghiệp KH&CN có thể vượt qua
thách thức trong môi trường cạnh tranh khốc liệt chứ không chỉ dừng lại ở các
ưu đãi truyền thống như giảm, miễn thuế thu nhập hay tiền sử dụng đất.
Giống lúa
BC15, sản phẩm của công trình khoa học về giống lúa của Tổng công ty CP giống
cây trồng Thái Bình- một trong những doanh nghiệp KH&CN ăn nên làm ra.
Đa số các doanh nghiệp KH&CN
rất chú trọng vào việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ. Một số doanh nghiệp KH&CN đã thành lập trung
tâm nghiên cứu và phát triển, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu thử
nghiệm, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Trong
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã bắt đầu hình thành mối liên kết hợp tác đầu
tư nghiên cứu giữa doanh nghiệp KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học theo
cơ chế đặt hàng nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực tiếp thu và làm chủ công
nghệ. Các doanh nghiệp KH&CN trong lĩnh vực giống cây trồng, phân bón, chế
biến dược liệu đã bước đầu khẳng định vị trí của mình trên thị trường với các
sản phẩm đa dạng, có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu, tạo doanh thu gia
tăng từ các sản phẩm ứng dụng KH&CN.
…nhưng tiềm năng
phát triển lớn
Theo báo cáo tại hội nghị
các doanh nghiệp KH&CN tại Quảng Ninh tháng 11 năm 2013, doanh thu bình
quân năm 2012 của 60 doanh nghiệp KH&CN được khảo sát là 59,8 tỷ đồng, lợi
nhuận bình quân là 6,4 tỷ đồng. Bình quân thu nhập của cán bộ trong doanh
nghiệp KH&CN là 5 triệu đồng/tháng, một số doanh nghiệp có kết quả sản
xuất, kinh doanh tốt thu nhập của cán bộ, nhân viên bình quân đạt trên 10 triệu
đồng/tháng…Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký chứng nhận doanh
nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN đã giao Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp
KH&CN hướng dẫn các biểu mẫu, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký chứng nhận
doanh nghiệp KH&CN hay đơn giản hóa việc yêu cầu giải trình quy trình ươm
tạo và làm chủ công nghệ để hỗ trợ cán bộ các Sở KH&CN, các doanh nghiệp
thuận lợi trong quá trình tiếp cận.
Khảo sát cho thấy có một
số lượng lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đăng ký chứng nhận
doanh nghiệp KH&CN với các kết quả KH&CN do doanh nghiệp tự đầu tư toàn
bộ kinh phí nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp này, việc xây dựng quy trình công nhận các kết quả khoa học và công nghệ
được hình thành từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước đang được triển
khai. Khi quy trình này được ban hành và áp dụng sẽ góp phần thúc đẩy sự hình thành
một số lượng lớn các doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN
tiếp cận các chính sách ưu đãi thuế, góp phần làm tăng việc huy động các nguồn
vốn xã hội cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Nhà
nước sẽ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho KH&CN.
Ảnh Nguyễn Hạnh
Quy định mới của Luật KH&CN
về giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì, doanh nghiệp KH&CN
đang được triển khai tích cực. Khi Thông tư hướng dẫn về thủ tục giao quyền đối
với kết quả nghiên cứu được ban hành sẽ thúc đẩy nhanh việc hình thành các
doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học và
các tổ chức KH&CN khác.
Bên cạnh việc hoàn thiện
các quy định điều chỉnh về doanh nghiệp KH&CN trong lĩnh vực KH&CN, Bộ Khoa
học và Công nghệ cũng đang chủ động phối hợp với các Bộ ngành khác để đưa quy
định về doanh nghiệp KH&CN vào các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực
doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, thuế ... nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hệ
thống các quy định liên quan đến doanh nghiệp KH&CN và đảm bảo cơ chế thực
thi đồng bộ chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác nhau.
Để thúc đẩy sự phát triển
các doanh nghiệp KH&CN, trong thời gian qua, Cục Phát triển thị trường và
doanh nghiệp KH&CN đã đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ
đối với doanh nghiệp KH&CN như: làm việc với cơ quan thuế để tháo gỡ khó
khăn cho một số doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận ưu đãi thuế; phối hợp với
các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có thể
đưa doanh nghiệp KH&CN vào đối tượng hưởng miễn, giảm tiền thuê đất tại dự
thảo các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2013 tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai
chính sách quan trọng này vào thực tế. Việc nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ của các doanh nghiệp KH&CN cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong thời
gian tới để có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cho các dự
án nghiên cứu, đổi mới công nghệ khi mà doanh nghiệp khó tiếp cận các ngân hàng
thương mại cho các dự án có nguy cơ rủi ro như hoạt động R&D. Các chương
trình hỗ trợ của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc
gia, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các chương
trình quốc gia khác cũng cần xác định doanh nghiệp KH&CN là đối tượng chủ
yếu hướng tới của các dự án hỗ trợ.
Truyền thông KH&CN nói
chung, đặc biệt truyền thông về doanh nghiệp KH&CN nói riêng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành lực lượng doanh nghiệp KH&CN tại các
địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, Cục Phát triển thị trường và doanh
nghiệp KH&CN sẽ tăng cường công tác phổ biến các chính sách về doanh nghiệp
KH&CN thông qua các hội thảo, tập huấn tại các tỉnh/thành phố, giới thiệu
chính sách qua các chương trình truyền hình, kết hợp linh hoạt với các triển
lãm sản phẩm KH&CN tại các viện nghiên cứu, trường đại học. Tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động Triển lãm các sản phẩm KH&CN tiêu biểu tại các viện nghiên cứu,
trường đại học nhằm quảng bá các sản phẩm KH&CN tiêu biểu, kết nối doanh
nghiệp với các viện, trường để thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp KH&CN.