Tuần lễ khoa học và công nghệ ASEAN lần thứ 9
Với mục đích tăng cường hợp tác giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) của các nước trong khối ASEAN và triển khai kế hoạch hoạt động của Ủy ban KH&CN ASEAN. Tuần lễ KH&CN ASEAN lần thứ 9 (ASTW-9) đã được tổ chức từ ngày 18 - 28/8/2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế IPB, Bogor, Indonesia với sự tham dự của Bộ trưởng KH&CN các nước thành viên ASEAN.
Toàn
cảnh Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-COST
Đoàn đại biểu của Việt Nam
tham dự có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh, đại diện lãnh đạo các đơn
vị thuộc Bộ KH&CN, các đơn vị ban ngành có liên quan và doanh nghiệp có sản
phẩm nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ,...
ASTW-9 là hoạt động quan
trọng trong cộng đồng ASEAN và được tổ chức luân phiên giữa các nước thành viên
ASEAN với mục đích thúc đẩy phát triển KH&CN của các nước thành viên.
Theo đó, các hoạt động
chính tại ASTW-9 gồm: Hội nghị Khoa học các Tiểu ban ASEAN lần thứ 4; Hội nghị
Nhóm tư vấn Chương trình hành động KH&CN ASEAN (ABAPAST), Nhóm tư vấn Quỹ
Khoa học ASEAN (ABASF); Hội nghị Ủy ban KH&CN ASEAN lần thứ 68 (COST-68);
Hội nghị với đối tác đối thoại ASEAN (ASEAN - Nhật Bản; ASEAN - TQ; ASEAN - Mỹ;
ASEAN - EU); Hội nghị Bộ trưởng KH&CN ASEAN không chính thức lần thứ 8 (8th
IAMMST); Lễ trao các Giải thưởng KH&CN ASEAN; Triển lãm KHCN và Đổi mới
sáng tạo ASEAN (ASEAN STI Exhibition).
Các
Bộ trưởng thăm gian hàng Việt Nam tại triển lãm ASEAN-STI Exhibition
Với chủ đề “Đổi mới sáng
tạo từ khu vực năng động nhất thế giới”, ASTW-9. Các đại biểu tham dự Hội nghị
khoa học đã tập trung thảo luận vào một số nội dung như: Tăng cường nhận thức
của cộng đồng các nhà khoa học ASEAN về tầm quan trọng của khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo; Khuyến khích năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN, góp
phần tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN; Khuyến khích sự tương tác, thiết
lập mạng lưới đối tác, hợp tác trong khu vực các nước ASEAN với cộng đồng khoa
học quốc tế, các nước thành viên ASEAN và khu vực tư nhân; Thúc đẩy chuyển giao
công nghệ trong khu vực ASEAN, giữa khu vực ASEAN - cộng đồng quốc tế và khu
vực tư nhân; Tạo diễn đàn cho các nhà khoa học ASEAN trao đổi trong lĩnh vực KH&CN,
tăng cường hợp tác trên quy mô quốc tế; Thúc đẩy nhận thức về KH&CN của thế
hệ trẻ ASEAN; Tăng cường phát triển nguồn nhân lực KH&CN của ASEAN,…
Đặc biệt, nhằm tiếp nối
nội dung của các cuộc họp trước, Hội nghị Nhóm tư vấn Chương trình hành động
KH&CN ASEAN (ABAPAST) đã thảo luận về nội dung dự thảo tầm nhìn của Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến 2025 “AEC 2025: Consolidation and Going Beyond..”
được cụ thể hoá bằng các hướng ưu tiên gồm: Nền kinh tế liên kết và hội nhập;
ASEAN cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, năng động và phát triển bền vững; ASEAN
thích ứng và tập trung vào yếu tố con người; Tăng cường hợp tác và hội nhập khu
vực; Nâng vị thế ASEAN lên tầm “toàn cầu”.
Ngoài ra, các nội dung xây
dựng Chương trình hành động Khoa học, Công nghệ và Đổi mới ASEAN 2015-2020
(APASTI 2015-2020) cũng đã được các đại biểu thảo luận với trọng tâm bám sát
sáng kiến Krabi. Trong đó, xác định đổi mới sáng tạo là bước tiên phong cần
phải thực hiện để phát triển Cộng đồng Khoa học ASEAN.
Cuộc họp cũng thảo luận và
thống nhất về tầm nhìn và mục tiêu của ASEAN để giúp các chuyên gia tư vấn xây
dựng APASTI 2015-2020 theo hướng này và đóng góp vào Dự thảo tầm nhìn của Cộng
đồng kinh tế ASEAN. Nội dung chính của Tầm nhìn ASEAN: ASEAN Khoa học, Công
nghệ, Đổi mới sáng tạo, cạnh tranh, năng động và bền vững và Mục tiêu cụ thể:
Hội nhập kinh tế ASEAN bao gồm sự hợp tác đổi mới giữa khu vực nhà nước và tư
nhân, luân chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao; Nhận thức sâu sắc về Khoa học,
Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và tác động của KH&CN và Đổi mới sáng tạo
theo mô hình Đáy Kim tự tháp (Bottom-up Pyramid); Xác định nền kinh tế ASEAN
theo hướng đổi mới tăng cường công nghệ thông tin và viễn thông với sự tham gia
mạnh mẽ của lực lượng thanh niên trong hoạt động KH&CN và Đổi mới sáng tạo;
ASEAN đổi mới tiến tới thị trường toàn cầu; ASEAN đổi mới giải quyết các vấn đề
thách thức lớn của thiên niên kỷ mới; Hợp tác tích cực R&D trong các lĩnh
vực ưu tiên và mạng lưới Trung tâm xuất sắc; Đẩy mạnh thương mại hóa công nghệ
và kết nối khu vực tư nhân.
Cũng tại ASTW-9, Hội nghị
Nhóm tư vấn Quỹ Khoa học ASEAN (ABASF) đã xem xét đến một số nội dung liên quan
đến hướng dẫn, sử dụng Quỹ như: Mở rộng phạm vi sử dụng của Quỹ Khoa học ASEAN
(ASF) để hỗ trợ các Dự án đổi mới sáng tạo ASEAN; Xây dựng các cơ chế hướng dẫn
về việc sử dụng Quỹ, xem xét hỗ trợ cho các sáng kiến đổi mới bên cạnh các sáng
kiến về KH&CN; Các sáng kiến về những thách thức KH&CN và Đổi mới sáng tạo
sẽ được khởi xướng để hỗ trợ cho các dự án liên quan đến đổi mới; Mở rộng phạm
vi hỗ trợ của Quỹ và đổi tên Quỹ thành Quỹ KH&CN và Đổi mới sáng tạo
(ASTIF).
Các
Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Trong ngày 25/8/2014, Hội
nghị cấp Bộ trưởng KH&CN ASEAN không chính thức lần thứ 8 (IAMMST-8) được
tổ chức tại Bogor, Indonesia. Hội nghị thông qua tầm nhìn và mục tiêu của
ASEAN. Các Bộ trưởng đã nhất trí thành lập Nhóm công tác bao gồm các thành viên
của ABAPAST và ABASF và quan trọng nhất là có đại diện từ khu vực tư nhân để
cùng nhau nghiên cứu và xác định các tiêu chí để lựa chọn các dự án liên quan
đến đổi mới sáng tạo.
Hội
nghị đối thoại ASEAN-đối tác
Hội nghị AMMST-8 cũng đánh
giá cao về hợp tác ASEAN với các nước đối thoại như Nhật Bản, Trung Quốc, EU và
Mỹ thông qua các dự án hợp tác cụ thể mang tính cộng đồng đã đạt được những kết
quả cao như: Chương trình nghiên cứu chung Đông Á (e-ASIA) giữa ASEAN và Nhật
Bản; Chương trình Đối tác KH&CN ASEAN - Trung Quốc (STEP); Mạng lưới các
Trung tâm xuất sắc trong Đối thoại khu vực ASEAN - EU (READI); Chương trình thí
điểm nghiên cứu sinh ASEAN- Mỹ.
Trong chuỗi các hoạt động
của ASTW-9, Lễ trao các giải thưởng của ASEAN được đánh giá là một trong những
sự kiện quan trọng diễn ra tối ngày 25/8/2015 với các giải thưởng gồm: Giải
thưởng Nhà Khoa học xuất sắc ASEAN (thuộc về Malaysia), Giải thưởng Kỹ thuật
viên xuất sắc ASEAN (thuộc về Malaysia); Giải Công huân Khoa học ASEAN dành cho
mỗi nước 01 đại diện (là giải thưởng dành cho những người có đóng góp cho hoạt
động của ASEAN COST của nước thành viên và hoạt động ASEAN COST nói chung) và
Giải thưởng Nhà Khoa học nữ ASEAN-US (thuộc về Thái Lan). Đặc biệt, Giải thưởng
Công huân Khoa học ASEAN của Việt Nam đã được trao cho TS. Lê Thanh Bình, Phó
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ KH&CN.
Có thể nói, ASTW-9 đã diễn
ra thành công tốt đẹp, các nước thành viên ASEAN cũng các nước đối thoại đánh
giá cao những nỗ lực, sáng kiến của chủ nhà Indonesia nhằm tổ chức thành công
sự kiện quan trọng của cộng đồng khoa học ASEAN. Dự kiến, Việt Nam sẽ là nước
đăng cai tổ chức ASTW-10 tới.