Khoa học và công nghệ phát huy tiềm năng, lợi thế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 17/10/2014, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 23. Hội nghị là cơ hội để các tỉnh, thành vùng ĐBSCL trao đổi chia sẻ trong những vực hoạt động KH&CN nhằm phát triển kinh tế xã hội các tỉnh, thành cũng như của vùng.
Toàn
cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần
Thơ, ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN cũng lãnh đạo một số tỉnh
trong vùng, đại diện 13 Sở KH&CN khu vực ĐBSCL, các nhà khoa học thuộc các
Viện, trường trong và ngoài khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp...
Ông
Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN
cho biết: Giao ban KH&CN vùng ĐBSCL được Bộ KH&CN tổ chức 2 năm một lần
là hoạt động rất cần thiết nhằm tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm quản lý, liên
kết và trao đổi thông tin cần thiết phục vụ phát triển KH&CN. Hội nghị ghi
nhận những ý kiến đóng góp của tất cả địa phương trao đổi ý kiến, đề xuất kiến
nghị của địa phương mình với Lãnh đạo Bộ KH&CN và sự phát triển kinh tế- xã
hội của cả vùng.
Theo báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động KH&CN vùng ĐBSCL của Vụ
Phát triển KH&CN địa phương (Bộ KH&CN), trong giai đoạn 2012 - 2014,
các địa phương đã tiếp nhận và phối hợp triển khai được 43 nhiệm vụ KH&CN cấp
quốc gia với tổng kinh phí 106.109 tỷ đồng. Kết quả hoạt động KH&CN của các
địa phương cho thấy, việc triển khai nhiệm vụ được thực hiện khá nghiêm túc, có
sự phối chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, bám sát địa bàn nghiên cứu, có
sự tham gia tích cực của người dân vùng nghiên cứu. Do vậy, các nhiệm vụ đều đạt
được kết quả cao, nhiều sản phẩm KH&CN được tạo ra với chất lượng tốt, có
khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn sản xuất và đời sống, có nhiều triển vọng
nhân rộng, tạo ra bước phát triển mới trong sản xuất của nhiều địa phương trong
vùng, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL.
Một số kết quả nổi bật của vùng ĐBSCL như: Nghiên cứu, chế tạo các thiết
bị phục vụ tự động hóa dây chuyền chế biến gạo xuất khâu năng xuất 8 - 10 tấn
thóc/giờ (Long An); Xây dựng mô hình nấm hàng hóa theo mô hình công nghiệp tại
tỉnh Long An; Áp dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp nhằm phát triển
vùng xoài cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang theo tiêu chuẩn GlobalGap;
Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm và thương mại hóa các chế phẩm
sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững (Bến Tre)...
Trong giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng công tác đến năm 2020, hoạt động
KH&CN của vùng ĐBSCL dự kiến tập trung huy động các nguồn lực nhằm khai
thác và phát triển các sản phẩm lợi thế của vùng như: Tập trung nghiên cứu và
phát triển mạnh một số giống lúa chủ lực, có năng suất, chất lượng cao, có chất
lượng cao, có khả năng kháng chịu tốt với dịch hại và thích ứng với biển đổi
khí hậu, tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam, cạnh
tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước mang lại hiệu quả cho người sản
xuất.
Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL cũng cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến,
công nghệ cao trong sản xuất con giống và thâm canh, siêu thâm canh trong nuôi
trồng thủy sản chất lượng cao (tôm, cá) nhằm tạo ra sản phẩm thủy sản an toàn,
chất lượng tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu...
Đặc biệt, hoạt động KH&CN vùng ĐBSCL sẽ tập trung thực hiện cơ chế và
chính sách liên kết trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thực hiện
đồng bộ các giải pháp KH&CN nhằm hạn chế, thích ứng đối với các ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hiện tượng lũ lụt và xói lở bờ sông, bờ biển;
tình trạng xâm nhập mặn, vấn đề sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi, vấn đề ô nhiễm
môi trường.