Tháo vướng tài chính cho doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ
Nhà nước tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững tăng trưởng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt
Thanh cho rằng, nhà nước dành ưu tiên, coi doanh nghiệp là chủ thể cho các hoạt
động của KH&CN. Ảnh: N. N
Hiện nay,
Nhà nước dành nhiều ưu đãi cho doanh
nghiệp đầu tư và phát triển KH&CN, nhưng đổi lại, các doanh nghiệp vẫn
tiếp thu và thực hiện còn yếu. Hoặc trong quá trình vận hành các thủ tục, cơ chế
chính sách nơi này, nơi kia còn
phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bên lề Diễn đàn "Đẳng cấp quốc tế
- Lời giải cho sản phẩm Việt" vừa diến ra tại Hà Nội, Chất lượng
Việt Nam đã có phỏng vấn Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh về các cơ
chế đầu tư thúc đẩy KH&CN phát triển.
Để
các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế, việc đầu tư phát
triển KH&CN rất cấp thiết, giai đoạn này Bộ KH&CN có chính sách thế nào
hỗ trợ doanh nghiệp?
Hiện nay
doanh nghiệp đang trở thành chủ thể cho các hoạt động của KH&CN. Chúng ta đều
thấy nền kinh tế trong thời gian tới đòi hỏi phải nâng cao trình độ của các
doanh nghiệp, nâng cao năng suất của nền kinh tế, từ đó nền kinh tế đất nước mới
phát triển được bền vững.
Chính vì
thế, trong chính sách KH&CN thời gian qua, doanh nghiệp luôn luôn được xác
định là một chủ thể. Từ cơ chế đổi mới quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển
KH&CN như cơ chế đặt hàng các nhà khoa học trên cơ sở các nhu cầu thực tiễn
đặt ra, đặc biệt là từ các vấn đề doanh nghiệp đang bức xúc, đến các cơ chế, chính
sách để tạo cho các doanh nghiệp hiện nay nâng cao năng lực nghiên cứu, phát
triển của mình cũng như khả năng đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ.
Chính phủ
cũng đã có các chương trình quốc gia như Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương
trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển công nghệ cao, Chương
trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam, Chương
trình phát triển tài sản trí tuệ. Các chương trình quốc gia đó, chủ thể hoạt động
là các doanh nhgiệp, cho nên doanh nghiệp thông qua các chương trình này, cùng
với các nhà khoa học, tập trung hỗ trợ cùng các doanh nghiệp, đổi mới công nghệ
của mình, nâng cao khả năng quản trị công nghệ cũng như quản trị doanh nghiệp
mình.
Mặt khác,
Luật KH&CN cũng quy định, các doanh nghiệp phải dành doanh thu để đầu tư
cho quỹ phát triển KH&CN. Quỹ này nhằm mục đích để các doanh nghiệp có điều
kiện nghiên cứu hoặc đặt hàng, nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đặt ra cho
doanh nghiệp của mình.
Hàng loạt
các chính sách của Chính phủ vừa qua được ban hành, đều nhắm vào làm sao để
nâng cao năng lực, nghiên cứu và phát triển, phục vụ cho các doanh nghiệp cũng
như bản thân họ được nâng cao năng lực công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Khi
đó, năng suất lao động và trình độ công nghệ nước ta mới đáp ứng được nhu cầu phát
triển và tạo ra được sản phẩm có giá trị, mang thương hiệu Việt.
Các
chính sách và yêu cầu từ phía nhà nước là phải dành % kinh phí để đầu tư KH&CN
nhưng sự chủ động của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được với định hướng của
các cơ quan nhà nước, ông đánh giá thế nào về điều này?
Luật KH&CN
sửa đổi có hiệu lực từ 2014 và Nghị định của Chính phủ về đầu tư và cơ chế tài
chính cho hoạt động KH&CN vừa được ban hành có quy định, các doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp Nhà nước phải dành doanh thu của mình để tính thuế và luật
quỹ phát triển KH&CN, đây là điều kiện bắt buộc. Với tư nhân, Nhà nước cũng
khuyến khích doanh nghiệp hình thành quỹ phát triển KH&CN. Tất nhiên trong
giai đoạn vừa qua, việc sử dụng quỹ này vẫn chưa được hiệu quả, chưa được sự hưởng
ứng nhiệt tình của nhiều doanh nghiệp.
Vẫn còn
các cơ chế chính sách tài chính để quy định cho các doanh nghiệp khi sử dụng quỹ
phát triển KH&CN có những bất cập. Trên cơ sở Nghị định mà Chính phủ mới
ban hành, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để có các đề xuất sửa đổi
cơ chế tài chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng quỹ đó một cách thuận
lợi, hiệu quả nhất.
Ông
có thể nói cụ thể hơn về điều đó?
Quỹ phát
triển KH&CN trước kia có các cơ chế chính sách quản lý vẫn mang tính chất
như quản lý tiền ngân sách. Nhưng đây là doanh thu tính thuế của doanh nghiệp
trích ra để thành lập quỹ phát triển KH&CN như vậy thì cần phải tạo điều kiện
cho doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc sử dụng đồng quỹ của mình vào các mục
tiêu phục vụ cho nghiên cứu phát triển cũng như đầu tư nâng cao năng lực công
nghệ trong doanh nghiệp của họ.
Đây là mấu
chốt nhất vì cơ chế trước kia quản lý đồng quỹ này còn mang tính hành chính và
quá chặt chẽ nên không phát huy hiệu quả, doanh nghiệp không thuận lợi trong sử
dụng quỹ của mình.
Xin cảm
ơn Thứ trưởng!