ĐBSCL: Liên kết, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Ngày 9-11, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo khoa học “Tạo mối liên kết giữa các nhà (Nhà nước-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-nhà nông dân), tạo chuỗi liên kết giá trị, hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật về nông nghiệp cho vùng ĐBSCL” do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tham dự hội thảo, về phía TP Cần Thơ có Phó Bí thư Thành ủy Phạm Gia Túc, Phó Chủ UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng.
Ban tổ chức tặng Phù điêu cho các cá nhân điển hình sáng tạo
nông nghiệp Việt Nam năm 2014.
Với diện tích đất tự nhiên khoảng 4 triệu ha và có các điều kiện thuận lợi
về khí hậu, thổ nhưỡng, ĐBSCL có nhiều lợi thế trong phát triển sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất và đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp của vùng còn hạn chế, từ đó chưa giúp phát
huy hết các tiềm năng to lớn của cả vùng. Vì vậy, để ngành nông nghiệp ĐBSCL
phát triển toàn diện, các cơ quan, bộ ngành tập trung liên kết, hỗ trợ để ngành
nông nghiệp ĐBSCL phát triển đột phá và xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt chuẩn
theo hướng hiện đại. Tại hội thảo, cùng với việc đánh giá lại thực trạng sản xuất
của các sản phẩm nông sản vùng ĐBSCL, các diễn giả đã tập trung giới thiệu, phổ
kiến các kiến thức, thông tin khoa học kỹ thuật mới nhằm giúp nâng cao hiệu quả
sản xuất các loại cây trồng vật nuôi và giảm các tác động xấu đến môi trường. Để
thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian tới,
nhiều đại biểu kiến nghị, phải tăng cường liên kết vùng và liên kết “4 nhà” gắn
với việc bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển và đầu tư nhiều hơn cho
khoa học kỹ thuật nhằm phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh chung của cả vùng
và từng địa phương. Bên cạnh đó, các bộ ngành trung ương cần tiếp tục hỗ trợ
cho vùng ĐBSCL trong đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản
xuất nông nghiệp của vùng, tạo thuận lợi phát triển, nhân rộng các mô hình sản
xuất hiệu quả. Có cơ chế, chính sách ưu đãi nhiều hơn trong khuyến khích việc
liên kết và đưa khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, nhất là đối với khâu thu hoạch,
chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch…
Phát biểu
tại hội thảo, Thứ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, nhấn mạnh,
nông nghiệp vùng ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu nổi bật sau 30 năm đổi mới, với
sản lượng lúa gạo, thủy sản hằng năm đang chiếm trên 50% của cả nước và trái
cây chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới muốn có
sự phát triển đột phá cho nông nghiệp và kinh tế- xã hội của vùng nói chung, chúng
ta cần phải nâng cao năng suất lao động, đầu tư đúng mức cho khoa học kỹ thuật
và nâng công tác quản lý lên tầng mức mới. Trong đó, việc thực liên kết tốt giữa
các bên có liên quan và đầu tư ứng dụng kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới là rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất lao động và tiến tới hiện đại hóa
nông nghiệp.