Phát triển và ứng dụng KH-CN: Cần tiếp tục nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp
Xác định khoa học - công nghệ (KH-CN) là giải pháp hàng đầu nâng cao giá trị sản xuất, giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất cũ, thời gian qua, một số địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư nhiều dự án, công trình nghiên cứu, từ đó giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và dễ tìm đầu ra trong tiêu thụ…
Gạo Một
bụi đỏ Hồng Dân được trưng bày tại Hội chợ thương mại tỉnh năm 2014. Ảnh: L.D
Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Thạc sĩ
Võ Đăng Ký - Phó Giám đốc Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Hồng
Dân cho biết: Do xem việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất là khâu đột phá nên huyện
Hồng Dân khuyến khích bà con nông dân, các trung tâm và địa phương tích cực triển
khai, áp dụng nhiều mô hình, dự án phục vụ phát triển nông nghiệp. Năm 2013,
huyện đã thực hiện 2 dự án về xây dựng cánh đồng mẫu lớn, giúp nông dân thu lợi
nhuận khoảng 300 triệu đồng. Trong năm 2014, huyện tiếp tục nhân rộng diện tích
sản xuất lên 1.000ha tại các xã: Ninh Quới và Ninh Quới A với các giống lúa OM
4900, OM 6976, OM 5451 (do Công ty Lương thực, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật
An Giang cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm) tiếp tục gặt hái thành công.
Từ hiệu
quả mang lại này, huyện mạnh dạn quy hoạch nhân rộng mô hình cho giai đoạn 2015
- 2020, gắn với cánh đồng mẫu lớn sẽ là khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao
cùng nhiều mô hình sản xuất tích hợp, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp xanh,
bền vững. Việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất không chỉ giúp nông dân huyện Hồng
Dân tăng lợi nhuận mà còn giảm đáng kể chi phí đầu tư. Đơn cử như ở vùng chuyển
đổi sản xuất lúa - tôm, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn và sử dụng giống
lúa Một bụi đỏ Hồng Dân, kết hợp sử dụng phân bón vi sinh đã giúp nông dân giảm
chi phí từ 1,7 - 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng từ 2,3 - 3 triệu đồng/ha. Bên
cạnh đó, cán bộ kỹ thuật còn hướng dẫn nông dân trồng lúa Một bụi đỏ theo quy
trình VietGAP và dự kiến trong năm nay sẽ hoàn thiện thủ tục đăng ký cấp giấy
chứng nhận VietGAP cho các hộ này.
Một bụi đỏ - giống lúa đặc sản trong chiến lược phát triển nông
nghiệp
Có được kết
quả trên là nhờ huyện Hồng Dân đã biết tranh thủ sự đóng góp tích cực của các
nhà khoa học thuộc Viện Lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ trong việc phục
tráng thành công giống lúa Một bụi đỏ Hồng Dân. Với đặc tính: hạt dài, dẻo,
thơm, gạo Một bụi đỏ Hồng Dân ngoài việc được thị trường trong nước biết đến, còn
vươn ra quốc tế. Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ của Lào đã đến tham quan, tìm hiểu
quy trình sản xuất tại Hợp tác xã Thành Công để hợp tác sản xuất gạo sạch; Hiệp
hội Lương thực Nhật Bản cũng cử phái đoàn đến huyện Hồng Dân để tìm hiểu về nguồn
gốc cũng như quy trình sản xuất lúa Một bụi đỏ Hồng Dân… Chính vì thế, Hồng Dân
đã chọn Một bụi đỏ làm giống lúa đặc sản của huyện trong chiến lược phát triển
giống lúa nông nghiệp của tỉnh.
Đi với
cây lúa, trong nuôi trồng thủy sản trên vùng mặn, ngọt của huyện Hồng Dân những
năm gần đây, người nông dân đã được tiếp cận nhiều với kiến thức khoa học - kỹ
thuật nuôi mới, thay đổi dần hình thức nuôi độc canh chuyển sang mô hình đa
canh, chuyên canh sang luân canh, dần làm quen với việc sử dụng chế phẩm sinh học
trong nuôi trồng thủy sản, thay thế dần nhiều loại hóa chất, giảm lượng độc tố
cho đất, nước. Từ đó, hạn chế được rủi ro trong sản xuất, tránh nạn ô nhiễm môi
trường...
Với những
lợi ích thiết thực mang lại từ việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp, Sở
KH-CN đã và đang đẩy mạnh đầu tư cho nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng ở
các địa phương. Mục tiêu là để KH-CN thật sự trở thành động lực và tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất, giúp nông dân tăng năng suất, thu nhập và tạo ra sản
phẩm chất lượng cho giá trị kinh tế cao.
Theo
các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn đến giá trị gia tăng của hàng nông,
thủy sản thấp là do việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất chưa nhiều, chưa sản xuất
được hàng hóa lớn để cung ứng cho thị trường xuất khẩu, nhiều sản phẩm thế mạnh
bị thua ngay trên sân nhà và nông dân chưa thể làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. |