Nâng cao nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp
Để việc nghiên cứu, chuyển giao KH-CN vào sản xuất trở thành động lực cho phát triển nông nghiệp nhanh và bền vững, bên cạnh giải pháp kỹ thuật trong xây dựng, chọn lọc các mô hình ứng dụng công nghệ cao thì cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp…
Giới thiệu công nghệ mới phục vụ chế biến hàng nông sản tại Hội chợ
thương mại ĐBSCL. Ảnh: K.T
Đó là phối hợp cùng các ngành, các cấp chuyển giao KH-CN cho các hợp tác xã,
câu lạc bộ khuyến nông, các tổ sản xuất, tổ hợp tác góp phần củng cố, đẩy mạnh
phát triển kinh tế hợp tác, nhất là kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác và
hợp tác xã kiểu mới. Vì sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thì không thể cạnh tranh
trong giai đoạn mở cửa hội nhập như hiện nay. Bên cạnh đó, sản xuất lớn sẽ thuận
lợi trong khâu chuyển giao KH-CN, nhất là công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch,
bao tiêu sản phẩm. Triển khai chương trình “mỗi làng một nghề”, “bảo tồn và
phát triển làng nghề”, tạo việc làm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề,
đảm bảo môi trường bền vững và vệ sinh an toàn thực phẩm; gắn hoạt động kinh tế
của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa
truyền thống.
Ngoài ra,
cần xem việc nâng cao nguồn nhân lực là khâu đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế lao động ở nông thôn và đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Kết hợp đồng
bộ giữa công tác khuyến nông với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đa dạng
hóa các hình thức đào tạo, khuyến khích đào tạo nghề thông qua thực tiễn. Rà
soát, nắm hiện trạng nguồn lực cho lao động trong toàn ngành Nông nghiệp, phối
hợp với các cơ sở đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực kể cả lực lượng cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhất là lực lượng sản xuất trực tiếp. Hiện cán bộ
chuyên môn về quản lý nông nghiệp và nông thôn chưa được đào tạo bài bản, phần
lớn là cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý nên nghiệp vụ yếu; một số chuyên
ngành có đào tạo, nhưng không có người học như: trồng trọt, chăn nuôi… Tỷ lệ
nông dân được đào tạo nghề còn rất thấp. Có nhiều nghề thủ công, trồng hoa, cây
cảnh…, người sản xuất phải tự học qua kinh nghiệm của người khác.
Đồng thời,
cần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, tập trung tạo ra sự chuyển
biến rõ nét đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như: lúa gạo, rau quả,
nuôi tôm sú, tôm thẻ, cua biển, nuôi nhuyễn thể thâm canh và an toàn dịch bệnh.
Công tác
nghiên cứu và chuyển giao KH-CN, nhất là sản xuất nông nghiệp theo hướng công
nghệ cao vẫn là mục tiêu ưu tiên. Trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu các giống
cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu đổi mới quy
trình sản xuất theo hướng hiện đại: VietGAP, GlobalGAP, sản xuất nông nghiệp
xanh và bền vững…
Các
chương trình khuyến nông, khuyến ngư trước hết ưu tiên đầu tư hỗ trợ các xã điểm
về xây dựng nông thôn mới. Bố trí nguồn lực để thực hiện các nội dung ưu tiên
và có bước đi phù hợp theo quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới được phê
duyệt; ưu tiên chỉ đạo thực hiện các tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau; thu
hút các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng nông thôn; mỗi xã căn cứ vào điều kiện cụ thể
lựa chọn 1 - 3 sản phẩm chủ lực xây dựng mô hình, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân
phát triển sản xuất hàng hóa...