Tháo gỡ vướng mắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Các chính sách để thu hút cán bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong và ngoài nước; xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết đoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập;… là những nội dung Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đề cập tới trong phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII mới đây.
Ưu
đãi với cán bộ KH&CN
Tại
phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 12/6, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Tp. Hà
Nội) có đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân rằng, chúng ta cần
có chính sách gì để thu hút cán bộ KH&CN trong và ngoài nước, giải pháp cấp
bách và lâu dài là gì?
Trả
lời câu hỏi của đại biểu Đinh Xuân Thảo, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, để
triển khai Luật KH&CN, Nghị định 40/2014/NĐ-CP Quy định việc sử dụng, trọng
dụng cá nhân hoạt động KH&CN đã được ban hành với rất nhiều chính sách đổi
mới. Trong đó, quy định những cơ chế, chính sách mới để có thể trọng dụng và sử
dụng đội ngũ cán bộ KH&CN của chúng ta. Cụ thể, có 3 đối tượng trước mắt
chúng ta tập trung ưu tiên, trọng dụng và sử dụng là các nhà khoa học đầu
ngành, các nhà khoa học được giao nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, tức là các
Tổng công trình sư, và các nhà khoa học trẻ tài năng.
Đối
với những đối tượng này, nhà nước có cơ chế đặc biệt, ưu đãi họ không phải bằng
tiền lương mà thông qua việc giao nhiệm vụ, có cơ chế thông thoáng, đảm bảo cho
họ có thể phát huy được năng lực và trí tuệ để đóng góp những sản phẩm khoa học
tốt cho nền kinh tế. Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đang phối hợp xây
dựng thông tư hướng dẫn Nghị định 40 và chúng tôi đang chờ ý kiến để ban hành
trong thời gian sớm nhất.
Tháo
gỡ vướng mắc của Nghị định 115
Đại
biểu Đinh Xuân Thảo cũng đặt câu hỏi về giao quyền tự chủ, về cơ chế khoán chi,
định mức phân bổ kinh phí. Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày
22/4/2015 Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí
đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước có khả thi hay không
và có tháo gỡ được những vướng mắc của Nghị định 115 hay không…
Theo
Bộ trưởng Nguyễn Quân, Bộ KH&CN và Bộ Tài chính sau hơn 10 năm trăn trở,
trao đổi đã ban hành Thông tư liên tịch số 55, thay thế Thông tư liên tịch số
44 trước đó. Trước đây, định mức phân bổ dự toán cho các đề tài dự án theo
Thông tư liên tịch 44, chủ yếu dựa trên nền tảng là các chuyên đề KH&CN nên
hiệu quả rất thấp. Chúng ta không cơ cấu tiền công và tiền lương chi thường
xuyên của các tổ chức KH&CN và cán bộ KH&CN trong đề tài và dự án,
thành ra có sự bất bình đẳng rất lớn giữa khu vực công lập và ngoài công lập.
Các đơn vị công lập có tiền lương và chi thường xuyên nhà nước đảm bảo nên
không cần dự toán người ta vẫn có thể thực hiện được nhiệm vụ đó. Miễn là có
đầy đủ các chuyên đề. Còn các tổ chức ngoài công lập, không được nhà nước hỗ
trợ chi thường xuyên nên họ phải dự toán cả tiền công, tiền lương và hoạt động
bộ máy vào trong đề tài. Khi đấu thầu hay tuyển chọn đề tài, dự án thường là
các tổ chức ngoài công lập chịu sự bất công là không thắng được thầu. Vì thế,
hầu hết các đề tài cấp nhà nước rơi vào khu vực công lập.
Còn
hiện nay, theo Thông tư 55 sẽ được bổ sung kinh phí tiền công, tiền lương vào trong
dự toán cộng với nhiều nội dung khác theo tinh thần của Luật KH&CN 2013,
tạo sự bình đẳng và tạo ra động lực. Ví dụ, Thông tư 55 cho phép thuê chuyên
gia trong nước và nước ngoài với mức hợp lý, giao quyền thuê chuyên gia đó cho
Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương. Chúng tôi cũng đã đưa vào Thông tư 55
những nội dung về thuê trang thiết bị để tận dụng tối đa năng lực của các phòng
thí nghiệm trọng điểm đã có. Đồng thời, đề xuất một số nội dung khác như chi dự
phòng, chi cho các công bố kết quả quốc tế, chi cho những sáng chế do đề tài,
dự án đó có thể tạo ra… Như vậy, có thể nói Thông tư 55 là khả thi và chắc chắn
sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc cho quá trình chuyển đổi các tổ chức KH&CN
sang cơ chế tự chủ.
Nghị
định 115 ban hành ngày 5/9/2005. Qua 10 năm thực hiện, kết quả chưa được như
chúng ta mong đợi. Vướng mắc lớn nhất là chưa có phương thức để giao kinh phí
hoạt động thường xuyên hợp lý, tức là theo nhiệm vụ mà vẫn giao kinh phí hoạt
động thường xuyên theo biên chế, tạo sức ỳ rất lớn cho các tổ chức KH&CN và
các đơn vị sự nghiệp nói chung.
Bộ
Tài chính và Bộ KH&CNđã ban hành Thông tư liên tịch 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN
Hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết đoán kinh phí thực hiện
nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập. Thông tư
này quy định kinh phí hoạt động thường xuyên để giao cho các đơn vị sự nghiệp
KH&CN không phải theo đầu biên chế mà theo nhiệm vụ vụ thường xuyên theo
chức năng. Nhiệm vụ này phải do các viện, các trung tâm nghiên cứu xây dựng
được Bộ phê duyệt, sau đó ký hợp đồng như một đề tài, dự án có thanh tra, kiểm
tra, nghiệm thu, đánh giá. Nếu đơn vị nào không làm được nhiệm vụ này, năm sau
sẽ không được cấp kinh phí thường xuyên.
Như
vậy, cùng với Thông tư liên tịch số 55 và số 121, Nghị định 115 của Chính phủ
sẽ được thực hiện tốt hơn, nhất là trong bối cảnh Chính phủ mới đây đã ban hành
Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ KH&CN và các bộ, ngành xây dựng các nghị định chuyên ngành cho lĩnh vực
và sửa đổi Nghị định 115. Với những quan điểm mới như vậy, Nghị định 115 chắc
chắn sẽ được giải quyết một cách triệt để, Bộ trưởng chia sẻ.