Khuyến khích các nhà khoa học: Đừng để chính sách trở nên xa vời
Ghi nhận những chính sách của của Bộ KH&CN trong việc đưa ra những cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát triển con đường nghiên cứu khoa học, song các nhà khoa học trẻ cho rằng, cần sớm đẩy nhanh những chính sách đó vào cuộc sống chứ đừng để chúng trở nên quá xa vời.
Đam mê chưa đủ
Chia sẻ về sự
thành công của mình, TS Võ Xuân Vĩnh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho
biết, ngoài nỗ lực của bản thân, cần có những nhân tố đó là có nền tảng gia
đình vững vàng (người bạn đời ủng hộ, tài chính đủ lo cho cuộc sống) và chính
sách hợp lý về sử dụng cán bộ của cơ quan sử dụng lao động trực tiếp.
Tuy nhiên, đam
mê, kiên định với những gì mình đã lựa chọn là điều kiện quan trọng nhất nếu
muốn làm khoa học thành công, dù rằng, theo TS Kiên điều này có thể hơi “hâm
hấp” với thời cuộc).
Điều này cũng
được TS Đinh Cao Kiên, Đại học Ngoại thương Hà Nội chia sẻ. Theo TS Kiên, ngoài
sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, thành công của một nhà khoa học có phụ thuộc
rất lớn vào môi trường làm việc. Nếu các nhà khoa học được hoà mình vào một môi
trường làm việc thân thiện và hợp tác, họ sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ và học
tập. Đây chính là những tiền đề tuyệt vời để đưa ra các ý tưởng nghiên cứu mới
và nhào nặn những ý tưởng này trở thành những đóng góp có ý nghĩa. Tuy nhiên,
may mắn cũng là một yếu tố góp phần vào sự thành công của mỗi một con người,
trong đó có cả những nhà khoa học.
TS Kiên cho
biết: “Thời gian làm việc của tôi tại Việt Nam chưa nhiều, nhưng trong thời gian
qua tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội,
nơi tôi công tác. Trường đã tạo điều kiện rất nhiều cho tôi làm việc và nghiên
cứu. Ngoài ra, Trường cũng đã cố gắng tạo ra một môi trường làm việc tốt cho
các nhà khoa học, nhất là những người trẻ được thể hiện khả năng của mình”.
Còn với TS
Hoàng Mai Hà, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thì có cách nhìn
khác khi cho biết: Nghiên cứu khoa học là công việc, như bao công việc khác.
Vậy nên, hãy cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.
“Tôi tin rằng
nghiên cứu là cái nghiệp, cái duyên của cuộc đời. Cứ coi việc chọn con đường
nghiên cứu khoa học như một cuộc kết hôn mà mình chắc chắn phải đi suốt cuộc
đời, và chắc chắn, không hề bằng phẳng. Lời khuyên của tôi là, những ai vượt
qua được giai đoạn đầu khó khăn trong công tác nghiên cứu, tự cảm thấy mình có
đam mê và năng lực thì nên theo con đường này. Bởi, nghiên cứu khoa học chân
chính thì không ai có thể giàu được”- TS Vĩnh chia sẻ.
Khó khăn: áng
trường ca không có hồi kết
TS Võ Xuân
Vĩnh đã ví von một cách hóm hỉnh như vậy về những khó khăn của nhà khoa
học trẻ trên con đường nghiên cứu. Theo TS Vĩnh, chính sách không thiếu nhưng
tại sao lại thực hiện muộn vậy?
Nói về thực
trạng này, TS Đinh Cao Kiên cho rằng, chế độ đãi ngộ cho công tác nghiên cứu
khoa học của chúng ta còn thấp. Song, không phải vì thể mà ý chí và quyết tâm
của người trẻ bị thui chột bởi “Nên nghiên cứu và tìm kiếm những gì xã hội cần,
doanh nghiệp cần. Chúng ta làm khoa học nhưng cũng phải có địa chỉ để áp dụng
những kết quả nghiên cứu của mình. Khi có những định hướng nghiên cứu như vậy
thì những khó khăn trong quá trình thực hiện dường như sẽ ít làm ảnh hưởng đến
động lực nghiên cứu của chúng ta”- TS Kiên lạc quan.
Về vấn đề đãi ngộ,
TS Hoàng Mai Hà bày tỏ quan điểm: các bạn trẻ đang ngày càng thực dụng và
thực tế hơn trước. Thực tế là các cơ quan nghiên cứu ngày càng trở nên thiếu
hấp dẫn và không thu hút được nhiều sinh viên giỏi, đam mê khoa học. Để
khắc phục điều này, một số Viện nghiên cứu đã có cách riêng để thu hút nhân lực
khoa học giỏi. Ví dụ như Viện Hóa Học có chế độ tuyển thẳng các Tiến sỹ
tốt nghiệp ở nước ngoài và một số sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc. “Tuy
nhiên, tôi lo rằng thế hệ nhà khoa học trẻ chúng tôi khó có thể theo kịp thế hệ
cha chú, chứ chưa nói đến chuyện tiếp cận với thế giới”- TS Hà nói.
Hoặc như Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đang áp dụng hệ đề tài cấp cơ sở (cấp Viện)
theo hướng ưu tiên các nhà nghiên cứu trẻ. Yêu cầu đặt ra là đào tạo, coi sự
nghiêm túc và chất lượng là trên hết. Với chính sách này, cán bộ trẻ của Viện
đang được đào tạo bài bản.
Điểm nổi bật là
các nhà khoa học trẻ đều ghi nhận vai trò của Bộ KH&CN trong việc tạo hành
lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Các chính sách
trong nghiên cứu khoa học ngày được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi hơn cho
các nhà khoa học. Các giải thưởng cũng góp phần khích lệ thế hệ trẻ đam mê
nghiên cứu. Sự ra đời của NAFOSTED là một thành công lớn của Bộ. Tuy nhiên, các
nhà khoa học trẻ cũng kiến nghị, cần đưa vào thực tế ngay các chính sách
đã được ban hành, đồng thời giải thưởng nghiên cứu khoa học cũng nên áp dụng
cho tất cả các ngành, không riêng khối khoa học tự nhiên.
www.truyenthongkhoahoc.vn (ntbtra)