Cần loại bỏ các chương trình trùng lặp
Theo ông Hồ Quang Vinh, Phó giám đốc Văn phòng Các chương trình trọng điểm quốc gia (Bộ KH&CN), sẽ có nhiều thay đổi về nội dung chương trình và cách thức điều hành các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2016-2020 nhằm hạn chế tối đa những vấn đề tồn tại của giai đoạn trước đó.
Rút
gọn chương trình trọng điểm KC
Trải
qua năm năm thực hiện, các dự án nghiên cứu từ 10 chương trình trọng điểm KC đã
có nhiều đóng góp vào việc nâng cao trình độ KH&CN ở một số lĩnh vực, đặc
biệt lĩnh vực Y dược thuộc KC 10, đem lại nhiều sản phẩm ứng dụng trong thực tế.
Theo thống kê của Văn phòng Các chương trình trọng điểm quốc gia, các dự án KC
đã lai tạo được 68 giống cây trồng vật nuôi mới, 174 công nghệ mới lần đầu tiên
được áp dụng tại Việt Nam, tham gia chuyển giao 700 quy trình sản xuất, trong
đó 356 quy trình đã hoàn thiện.
Tuy
nhiên theo đánh giá của ông Hồ Quang Vinh, những sản phẩm từ các đề tài nghiên
cứu KC vẫn chưa tương xứng với mong đợi của các nhà quản lý khi “không đem lại
hiệu quả đột phá cho nền kinh tế, mức đóng góp cho xã hội còn thấp và không
tiêu biểu với từng chương trình”, ngoại trừ chương trình KC10. Có những sản phẩm
“đặt vào chương trình nào cũng được” như trường hợp dự án lai tạo giống lúa có
thể liên quan tới KC 04, KC 06 hay thậm chí một số chương trình lớn cấp quốc
gia như Chương trình Nông thôn miền núi, Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp…
Đây là những vấn đề tồn tại không chỉ riêng tại giai đoạn 2011-2015 mà còn ở cả
hai giai đoạn trước đó, 2001-2005 và 2006-2010.
Các
nhiệm vụ được xây dựng trên những khung chương trình tuy có địa chỉ ứng dụng
nhưng kết quả mới chỉ tập trung và giải quyết những vấn đề nhỏ của sản xuất,
chưa có nhiều nhiệm vụ hướng vào những vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt khoa học
và phạm vi ứng dụng rộng rãi.
|
Lý
giải về nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này, ông Hồ Quang Vinh cho rằng,
việc xác định khung chương trình của nhiều chương trình KC vẫn chưa hoàn toàn gắn
với mục tiêu chiến lược của Bộ KH&CN và yêu cầu, dẫn đến sự dàn trải, thiếu
tính gắn kết và đồng bộ của các chương trình. Vì vậy, các nhiệm vụ được xây dựng
trên những khung chương trình tuy có địa chỉ ứng dụng nhưng kết quả mới chỉ tập
trung vào giải quyết những vấn đề nhỏ của sản xuất mà chưa có nhiều nhiệm vụ hướng
vào những vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt khoa học hoặc có phạm vi ứng dụng rộng
rãi.
Một
nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là thiếu sự phối hợp giữa các bộ,
ban, ngành trong việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu. Do đó dẫn
đến tình trạng cùng một vấn đề như chương trình công nghệ sinh học trong nông
nghiệp được nhiều nơi cùng tập trung nghiên cứu, riêng hai Bộ KH&CN và Bộ
NN&PTNT cùng triển khai một số chương trình: Chương trình Nông thôn miền
núi, Chương trình KH&CN Tây Bắc, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực NN và PTNT đến năm 2020, Đề án phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020… cùng nhiều
dự án cấp bộ, ngành khác. Việc trùng lặp về nội dung không chỉ dẫn đến việc “dẫm
lên chân nhau” trong nghiên cứu mà còn làm phân tán nguồn lực đầu tư của nhà nước
và cho ra những sản phẩm “chỉ khác nhau tên gọi” như nhận xét của ông Hồ Quang
Vinh.
Để
khắc phục hiện tượng này, trong giai đoạn 2016-2020, mười chương trình KC sẽ được
rút gọn xuống còn năm, các chương trình vẫn tiếp tục thực hiện là: KC 02,
KC 05, KC 08, KC09 và KC10. Việc đưa năm chương trình còn lại ra khỏi hệ thống
KC không phải loại bỏ những dự án nghiên cứu trong năm lĩnh vực đó mà là tiến
hành lồng ghép, chuyển sang những chương trình quốc gia khác hoặc các đề tài độc
lập khác…
Cùng
với việc rút gọn số lượng chương trình KC, khung chương trình của nó cũng sẽ được
tập trung sâu hơn vào những vấn đề KH&CN ưu tiên có nội dung đủ lớn và mang
tính liên ngành hoặc tập trung vào những vấn đề mang tính chiến lược của Bộ
KH&CN trong việc xây dựng tiềm lực KH&CN.
Thay
đổi cách thức điều hành
Để
khắc phục những vấn đề tồn tại của chương trình KC giai đoạn 2011-2015, ông Hồ
Quang Vinh cho biết, Bộ KH&CN đã đặt mục tiêu: hạn chế tối đa sự trùng lặp
các nhiệm vụ thuộc chương trình trọng điểm với các nhiệm vụ độc lập hoặc các
nhiệm vụ thuộc các chương trình khác; đưa vào thực hiện ít nhiệm vụ nhưng đúng
tầm nhằm đảm bảo hiệu quả nghiên cứu.
Để
thực hiện mục tiêu này, việc xác định những nhiệm vụ KH&CN sẽ được thực thi
ngay từ khi bắt đầu xây dựng chương trình vào năm đầu tiên, các năm sau chỉ bổ
sung những nhiệm vụ còn thiếu hoặc mang tính định hướng cho giai đoạn tiếp
theo. Đây cũng sẽ là biện pháp để hạn chế sự manh mún, trùng lặp và tránh tình
trạng xé lẻ nguồn lực đầu tư của nhà nước và tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm đồng
thời thể hiện cơ chế “đặt hàng” của Bộ KH&CN.
Bên
cạnh đó, Bộ KH&CN sẽ tổ chức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp nhiệm vụ cho
các tổ chức, cá nhân để tạo điều kiện cho họ tập trung nhiều thời gian hơn vào
nghiên cứu. Vấn đề kinh phí cũng được giải quyết ngay từ năm đầu kế hoạch và đảm
bảo cung cấp hằng năm để các chủ trì bớt thụ động trong thực hiện đề tài.
Về
cơ chế tài chính cho đề tài KC, Bộ KH&CN cùng với Bộ Tài chính nghiên cứu
phương án khoán đến sản phẩm cuối cùng để có thể đưa vào áp dụng trong giai đoạn
2016-2020. Tuy nhiên, do trong nghiên cứu khoa học cũng phải tính đến độ rủi ro
như trong trường hợp không làm ra sản phẩm cuối cùng hoặc sản phẩm chưa đạt yêu
cầu như đăng ký nên cần có chế tài xử lý với văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể.
Cũng
theo ông Hồ Quang Vinh, khâu thủ tục trong quá trình thực hiện đề tài KC sẽ được
giảm bớt. Bộ Tài chính sẽ cho phép các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không phải
đấu thầu mua sắm nguyên vật liệu, vật tư hóa chất tiêu hao sẽ tạo điều kiện cho
các đề tài hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt. “Giảm thiểu được
thủ tục ở khâu này, tôi tin rằng sẽ giúp các chủ trì đề tài trong giai đoạn
2016-2020 có nhiều thời gian tập trung hơn vào nghiên cứu, góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm tạo ra trong quá trình thực hiện”.
Trong
giai đoạn 2011-2015, Bộ KH&CN quản lý 10 chương trình KC, bao gồm KC 01
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông; KC 02 Công nghệ vật
liệu mới; KC 03 Công nghệ cơ khí và tự động hóa; KC 04 công nghệ sinh học (tập
trung vào công nghệ nền); KC 05 Công nghệ năng lượng; KC 06 công nghệ sản xuất
các sản phẩm chủ lực; KC 07 Công nghệ sau thu hoạch; KC 08 Công nghệ phục vụ
phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên; KC 09 Phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển; KC 10
Công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
|