Giới thiệu thông tư về khoán chi trong khoa học
Sáng 11/3, Hội nghị giới thiệu Thông tư số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) sử dụng ngân sách nhà nước diễn ra tại Hà Nội, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh.
khoa
học và phát triển
Tham dự hội nghị có đại diện Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ
Tài chính - ông Nguyễn Trường Giang - và hơn 400 đại biểu là các lãnh đạo, cán
bộ làm công tác kế hoạch-tài chính tại các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN.
Thông tư liên tịch.
Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC quy định khoán
chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Thông
tư liên tịch 27) có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 và là văn bản được giới
KH&CN chủ nhiệm, chủ trì đề tài rất mong đợi.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh:
“Cơ chế khoán chi được coi là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
giải phóng các nhà khoa học khỏi những phức tạp, vướng mắc về thủ tục giải
ngân, thanh quyết toán mà lâu nay vẫn được coi là một lực cản trong hoạt động
khoa học và công nghệ.” Trước đó, trong lễ ký ban hành thông tư ngày
30/12/2015, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân khẳng định đây là một văn bản
pháp quy có tính đột phá, thúc đẩy hoạt động KH&CN tiếp cận thị trường và
hướng đến công nghệ quốc tế.
Hội nghị này có mục đích hướng dẫn, trao đổi trực tiếp để
các bộ, ngành, địa phương nắm rõ nội dung văn bản và chia sẻ các vướng mắc có
thể phát sinh trong quá trình triển khai. Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ Tài chính
đã thống nhất quyết tâm trong các hoạt động phối hợp nhằm triển khai có hiệu quả
cơ chế khoán tại Thông tư 27. Ngoài ra, hai bộ sẵn sàng phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương để có các cuộc tập huấn tại các bộ, ngành, địa phương và các
cơ sở để cơ chế khoán chi này thực sự đi vào cuộc sống.
Bên thềm hội nghị đã diễn ra buổi thảo luận, giải đáp thắc
mắc của các đại biểu về thông tư. Một số điểm mới của thông tư 27 Phương thức
khoán chi: Nhà khoa học có thể lựa chọn một trong hai phương thức khoán chi đến
sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần. Sử dụng khi phí khoán: Những khó
khăn trong việc giải quyết các thủ tục thanh, quyết toán các đề tài, dự án được
khắc phục. Thanh toán tạm ứng kinh phí: Về thanh toán tạm ứng, kinh phí, chủ
nhiệm đề tài chủ động việc thực hiện nguồn lực.