Lợi ích của Seiri trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp
Seiri – Sàng lọc (S1) là 1 trong 5 yếu tố cấu thành lên phương pháp 5S giúp nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp.
Ngày nay, khái niệm chất
lượng và quản lý chất lượng không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn
nâng cao khả năng cạnh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một
hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách thức quản lý. Tuy nhiên, dù
doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại thiết bị máy móc hay
công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định đem lại thành
công cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ triết lý con
người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng
tại Nhật Bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng.
5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chứ, doanh nghiệp,
tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho
khách hàng.
Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu
những năm 1980 thế kỷ XX. Theo định nghĩa 5S là Seiri (Sàng lọc những thứ không
cần thiết tại nơi làm việc và bỏ đi), Seiton (Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp để dễ
tìm, dễ thấy, dễ lấy), Seiso (Sạch sẽ vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm
việc), Seiketsu (Săn sóc nơi làm việc bằng cách luôn thực hiện 3S trên) và
Shitsuke (Sẵn sàng giáo dục rèn luyện để mọi người thực hiện 4S trên một cách
tự giác).
Seiri – Sàng lọc (S1) là 1 trong 5 yếu tố cấu thành nên
phương pháp 5S. Đây cũng là hoạt động quan trọng cần làm đầu tiên khi áp dụng
5S trong doanh nghiệp. Seiri, được hiểu đơn giản là sàng lọc những gì không cần
thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.
Lợi ích đầu tiên của S1, đối với hoạt động nâng cao năng
suất chất lượng cho doanh nghiệp đó là làm cho công việc dễ dàng hơn bằng cách
loại bỏ các chướng ngại vật. Chướng ngại vật ở đây có thể là những đồ vật không
còn giá trị sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Việc doanh nghiệp xem xét nơi làm việc, phát hiện, nhận biết
các lượng không cần thiết để loại bỏ, giảm thiểu chúng; giúp ngăn ngừa sự tích
lũy của những vật “thừa thãi”, loại bỏ việc quan tâm đến những vật không cần
thiết. Khi thực hiện S1, mọi ngóc ngách đều được kiểm tra, sàng lọc và đó sẽ là
một phần thưởng nếu trong quá trình đó có thể tìm lại một vài vật có ích mà lâu
nay không nhớ để đâu.
Như vậy, S1 giúp người làm việc không bị cản trở bởi những
vật “thừa thãi”. Bởi mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng
…) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực
được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi
sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến
hành theo tần suất định kì.