Sớm tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung
Ngay khi nắm bắt được thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết bất thường ở 04 tỉnh miền Trung. Thực hiện chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, chiều ngày 26/4/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức cuộc họp do Thứ trưởng Phạm Công Tạc chủ trì với các viện nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan quản lý của các bộ, ngành liên quan nhằm đánh giá một cách khoa học, khách quan, toàn diện các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng hải sản chết bất thường.
ảnh
chụp tại cuộc họp
Cuộc họp tập trung vào việc chia sẻ kết quả khảo sát,
phân tích; chia sẻ năng lực của các đơn vị nghiên cứu; trao đổi chuyên môn giữa
các nhà khoa học, nhà quản lý liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
nuôi trồng thủy sản, môi trường, địa chất- địa vật lý biển, hóa học, cơ học,
công nghệ vũ trụ, kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, lọc hóa dầu, khai thác
khoáng.
Tổng hợp lại, cho đến ngày 26/4/2016, đã có nhiều đơn vị
nghiên cứu và quản lý của các bộ, ngành, địa phương triển khai các công việc khảo
sát, phân tích, đánh giá và đưa ra nhiều nhận định khác nhau.
Cụ thể là: Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn): thành lập đoàn công tác cùng với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
1, Viện nghiên cứu Hải sản, đã tiến hành lấy mẫu cá chết trong lồng tại Hà
Tĩnh; mẫu nước, mẫu trầm tích, sinh vật phù du tại Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa
Thiên - Huế;
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn): đã phân tích mẫu môi trường và bệnh dịch thuỷ sản; Viện
Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): đã phân tích mẫu
môi trường nước và tảo độc, khảo sát và nghiên cứu về hải dương và dòng chảy
ven bờ;
Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Hàn lâm khoa học và
công nghệ Việt Nam): đã tiến hành phân tích các mẫu cá, mẫu nước do Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản 1 thu thập được để phân tích độc tố;
Các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công
nghệ Việt Nam: đã tiến hành lấy mẫu cá chết và quan trắc môi trường, dòng hải
lưu, quan trắc ảnh vệ tinh; Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường):
đã lấy mẫu nước biển, nước thải, mẫu cá chết; Viện Kiểm định an toàn vệ sinh thực
phẩm quốc gia (Bộ Y tế): đang tiến hành phân tích mẫu cá chết do Bộ Tài nguyên
và Môi trường gửi;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh: đã
phối hợp với các cơ quan có liên quan lấy mẫu cá chết để phân tích; Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình: đã tiến hành lấy mẫu nước và phân tích; Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình: đã phối hơp với các cơ
quan có liên quan tiến hành lấy mẫu cá chết, mẫu nước, tảo và chất đáy để phân
tích;
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tỉnh
Quảng Trị: đã lấy mẫu cá gửi cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất
lượng 2 Đà Nẵng đề nghị kiểm tra một số yếu tố gây độc kim loại nặng; Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế: đã khảo sát lấy mẫu nước mặt, mẫu
trầm tích để phân tích.
Như vậy, việc phân tích, đánh giá hiện tượng hải sản chết
bất thường tại 04 tỉnh miền Trung đang được các đơn vị nghiên cứu khẩn trương
tiến hành và đưa ra nhiều đánh giá và nhận định. Tuy nhiên, để có thể đưa ra kết
luận một cách khoa học, khách quan, toàn diện về hiện tượng này, cần có sự phối
hợp, chia sẻ thông tin và nguồn lực giữa các đơn vị nghiên cứu của các bộ,
ngành khác nhau. Cần tránh những nhận định khi chưa có đầy đủ căn cứ xác định
nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.
Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến sẽ điều phối hoạt động
phân tích, đánh giá của các đơn vị nghiên cứu của các bộ, ngành nhằm thống nhất
cơ sở khoa học để hỗ trợ kịp thời cho Bộ Tài nguyên và môi trường và Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn sớm xác định nguyên nhân hải sản chết bất thường.
www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)