Các nhà khoa học xứ Wales, Anh đã có ý tưởng tham khảo kĩ thuật thời trung cổ để tạo kĩ thuật thời vũ trụ nhằm giúp cho những sứ mạng tương lai đi vào sao Hỏa được thuận lợi hơn. Phỏng theo phương pháp thời cổ tạo những cửa sổ kính màu, các nhà khoa học nghĩ ra cách chụp những bức ảnh màu của hành tinh đỏ trong chuyến tham hiểm sao Hoả vào năm 2018.
Bờ biển xa xôi ở xứ Wales của Anh cách xa sao Hoả hàng
triệu triệu km. Nhưng những bề mặt đầy đá và địa hình hiểm trở của nó là một vị
trí phù hợp để thử nghiệm thiết bị thiết kế cho chuyến thám hiểm sao Hoả vào
năm 2018.
Các nhà khoa học ở trường đại học Aberytwyth đang có
nhiệm vụ tạo mắt cho con rệp điện tử mang tên “Người đi lang thang” để thám hiểm hành tinh. Họ đang phát triển
máy quay có thể ghi lại những hình ảnh trên sao Hoả.
Theo giáo sư Dave Barnes, họ đang phải đối mặt với
thực tế rằng, bụi trên sao Hoả sẽ ảnh hưởng tới màu sắc của các hình ảnh.
Giáo sư Dave Barnes - Khoa Vũ trụ và Người máy hành tinh, Đại học Aberytwyth cho
biết, “Chúng tôi rất cần làm chính xác
những hình ảnh chụp được và bầu khí quyển trên sao Hoả đầy bụi khiến mọi thứ bị
phủ một màu nâu, vàng và chúng tôi đang cố khắc phục điều đó”.
Một thiết bị có thể giúp họ làm điều đó - Nó được coi
là đơn vị xác định đường kính và có thể sẽ được gắn vào “Người lang thang” - Thiết bị sẽ biến
những hình ảnh đen trắng thành những bức ảnh đúng màu và cho những nhà khoa học
những hình ảnh thật về sao Hoả, nhưng mức phóng xạ cực tím quá cao của hành
tinh sẽ tạo vấn đề cho các nhà phát minh.
Giáo sư Dave Barnes cho biết thêm, “Điều chúng tôi phải làm trước khi tiến hành
chuyến thám hiểm sao Hoả là tập trung vào mắt kính này. Chẳng có điểm nào đặt
trên “Người lang thang” để đưa nó lên sao Hoả, vì ngay khi gặp ánh mặt trời qua
một khoảng thời gian, nó sẽ thay đổi, màu sắc sẽ bị phai đi và tẩy trắng”.
Và các nhà khoa học đã có một ý tưởng tuyệt vời - Nó
được gợi lên từ những cửa sổ kính màu thường thấy tại các nhà thờ trên khắp thế
giới. Những màu sắc rực rỡ không bị phai đi dù phơi dưới ánh nắng mặt trời suốt
hàng trăm năm qua.
Các nhà khoa học quyết định thử nghiệm kĩ thuật cổ này
để giải quyết một vấn đề của thời đại vũ trụ. “Kính hấp thu tia cực tím và bảo vệ những hoá chất tạo các màu khác
nhau, vì thế chúng tôi nảy ra ý tưởng đưa những kính nhuộm màu làm ở Wales lên
sao Hoả”. Giáo sư Dave Barnes nói.
Những chiếc đĩa kính màu theo nguyên mẫu đã được đưa
vào các ống kính và giúp biến những hình ảnh đen và trắng trên sao Hoả thành
ảnh màu.
Người chịu trách nhiệm việc này là Tiến sĩ Martin
Wilding, một chuyên gia khoa học vật lý thuộc nhóm vũ trụ và người máy của
trường đại học Aberystwyth. Anh đã nghiên cứu nhiều về kĩ thuật nhuộm màu kính
cổ này.
Tiến sĩ Martin Wilding cho biết, “Kính nhuộm đã có lịch sử nhiều thiên niên
kỉ. Người La Mã và người Ai Cập đã có kính nhiều màu. Trong quá trình làm kính,
họ phải sử dụng nhiều cát, đá vôi, và nhiều vật liệu nhuộm”.
Dự án phức tạp này đòi hỏi nhiều giờ làm việc miệt mài
trong phòng thí nghiệm để cho những kết quả như ý. Khi đã làm xong kính, cần
phải cắt thành những đĩa nhỏ vừa với ống kính.
Tiến sĩ Wilding hi vọng, những đĩa kính này sẽ chịu
được thời tiết khắc nghiệt trên vũ trụ như những tấm kính màu cửa sổ ở nhà thờ
gần phòng thí nghiệm của anh đã vượt được thử thách của thời gian.
Tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tạo một
không gian giống trên sao Hoả, đầy bụi và đá, để thử nghiệm máy quay và ống
kính. Và đây là ví dụ cho thấy nó biến những hình ảnh đen trắng thành ảnh màu
như thế nào.
Sứ mệnh ExoMars là dự án chung giữa NASA và Cơ quan vũ
trụ châu Âu. Đây là nỗ lực mới tìm ra
có sự sống trên sao Hoả hay không. Vào năm 2018, dự án này sẽ được tiến
hành. Và các nhà khoa học Anh hy vọng, ý tưởng sử dụng kĩ thuật nhuộm kính cổ
xưa sẽ giúp con người ở thế kỉ 21 thấy điều gì đang xảy ra trên hành tinh Đỏ.