Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập - Bài 3: Sẽ tháo gỡ các nút thắt
Phân loại cơ sở khoa học công nghệ (KHCN), tự bảo đảm kinh phí đến đâu sẽ được tự chủ tới đó; đồng thời vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc chuyển thành doanh nghiệp... Đây là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 54/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của tổ chức KHCN công lập đã được Thủ tướng ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức KHCN công lập sau hơn 10 năm thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Phân loại để giao quyền
Trước đây Nghị định 115 có quy định các tổ chức KHCN công lập được phân
loại theo chức năng (của tổ chức) để giao quyền tự chủ. Bao gồm, Tổ chức có
chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây
dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; Tổ chức có chức năng nghiên cứu ứng dụng và
Tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ KHCN. Tuy nhiên, trong thực tiễn không
có tổ chức nào chỉ thực hiện duy nhất một chức năng nêu trên, mà thường thực
hiện đồng thời nhiều chức năng cùng một lúc, thậm chí có nhiều tổ chức thực
hiện đồng thời cả 3 chức năng nêu trên. Vì vậy, việc xác định tổ chức KHCN công
lập theo phân loại quy định tại Nghị định 115 là rất khó khăn và không khả thi
trong thực tiễn. Thực tế, đây cũng là một biểu hiện mang màu sắc duy ý chí
trong quá trình xây dựng văn bản.
Khắc phục cơ bản vấn đề này Nghị định 54/2016 đã xác định và phân loại
rõ tổ chức KHCN công lập để giao quyền tự chủ. Cụ thể, việc phân loại tổ chức
KHCN công lập theo mức độ tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư của tổ
chức KHCN công lập. Bao gồm, tổ chức KHCN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư; Tổ chức KHCN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; Tổ chức KHCN
công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Tổ chức KHCN công lập do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên.
Với cách phân loại này, các tổ chức KHCN công lập sẽ căn cứ vào nguồn
thu của đơn vị để tự xác định tổ chức mình thuộc loại nào để trình cơ quan có
thẩm quyền thẩm định và phê duyệt phương án tự chủ của tổ chức. Đồng thời,
tránh được tình trạng bắt buộc các tổ chức KHCN công lập có chức năng nghiên
cứu ứng dụng, dịch vụ KHCN phải tự bảo đảm chi thường xuyên tại một thời điểm
nhất định như quy định tại Nghị định 115.
Việc phân loại này sẽ gắn với mức độ tự bảo đảm quyết định tính tự chủ.
Cụ thể, mức độ tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư của tổ chức KHCN
công lập làm căn cứ để trao về quyền tự chủ của tổ chức ở các khía cạnh nhân
lực, tài chính, tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng tài sản. Chẳng hạn, tổ chức
KHCN công lập tự bảo đảm được nhiều chi thường xuyên, chi đầu tư thì được giao
nhiều quyền tự chủ. Như vậy, Nhà nước giao quyền tự chủ cao nhất cho tổ chức tự
bảo đảm được nhiều chi thường xuyên và chi đầu tư, tổ chức KHCN công lập do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên thì Nhà nước giao ít quyền tự chủ nhất.
Trưởng phòng Biên chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học – Công nghệ Đinh
Văn Bách cho biết thêm, quy định này sẽ khuyến khích các tổ chức KHCN công lập
phấn đấu thu hút nhiều nguồn tài chính, ngoài ngân sách nhà nước để phục vụ
hoạt động KHCN và hoạt động sản xuất, kinh doanh, khuyến khích tổ chức tiết
kiệm chi phí, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư để được trao nhiều quyền tự chủ nhất. Như thế, dần dần sẽ
giảm bớt gánh nặng từ ngân sách nhà nước đối với mạng lưới tổ chức KHCN công
lập. Điều quan trọng nhất, tổ chức KHCN công lập được trao quyền tự chủ cao
nhất sẽ có điều kiện để thu hút đội ngũ nhân lực trình độ cao, góp phần nâng
cao năng lực nghiên cứu và triển khai của tổ chức.
Vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp
Tổ chức KHCN công lập mới thành lập
được ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế như đối
với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao,
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cụ thể, được áp dụng thuế suất
10% trong thời gian 15 năm; được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm
50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo; được hưởng các
chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
|
Bên cạnh việc phân chia, giao quyền tự chủ từ khả năng, mức độ tự chủ,
thì Nghị định 54/2016 cũng cho phép tổ chức KHCN công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc chuyển
thành doanh nghiệp.
Thực tế việc triển khai quyền tự chủ đã cho thấy, tổ chức KHCN công lập
tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là những tổ chức đã tự bảo đảm toàn
bộ chi phí hoạt động, có lợi nhuận lớn, có thể tự đầu tư phát triển mà không sử
dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc cho phép tổ chức KHCN công
lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính
như doanh nghiệp hoặc chuyển thành doanh nghiệp là phù hợp với thực tiễn. Ngoài
việc được Nhà nước trao quyền tự chủ ở mức cao nhất, tổ chức KHCN công lập tự
bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp. Điều đó vô hình cũng sẽ khuyến khích các tổ chức KHCN phấn đấu để trở
thành tổ chức tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
Cùng với những vấn đề trên thì Nghị định cũng đã điều chỉnh một số quy
định để cơ chế tự chủ đồng bộ với các quy định khác có liên quan. Cụ thể, điều
chỉnh quy định về việc cho phép tổ chức KHCN công lập được dùng quyền sử dụng
đất để góp vốn, liên doanh, liên kết, sản xuất kinh doanh, thế chấp vay vốn
ngân hàng phù hợp với quy định của Luật Đất đai. Hay, quy định về xác định danh
mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp,
xác định số lượng người làm việc trong tổ chức KHCN công lập, tuyển dụng, quản
lý, sử dụng viên chức phù hợp với quy định của Luật Viên chức và các văn bản có
liên quan. Đặc biệt là quy định về việc cho phép tổ chức KHCH công lập đề xuất
cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, thuê nhà khoa học là người Việt Nam ở nước
ngoài đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KHCN công lập và thuê chuyên gia
nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ
chức phù hợp với Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.