Thủ tướng ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm
Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định số 87/2016 quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Quy
định về mũ bảo hiểm
Theo Nghị định được Thủ tướng
ký ban hành, quy định về mũ bảo hiểm: Mũ bảo hiểm phải đáp ứng các quy định kỹ
thuật và quy định quản lý chất lượng trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Mũ giả mũ bảo hiểm gồm: Mũ có
hình dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm nhưng không có giá trị sử dụng, công cụ
của mũ bảo hiểm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành; mũ giả
mạo về sở hữu trí tuệ; Mũ có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên doanh
nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp khác; mũ giả mạo tên thương mại hoặc tên
thương phẩm hàng hóa; mũ có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo
về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa; mũ giả mạo hoặc sử dụng trái phép
dấu chứng nhận hợp quy về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định 87 cũng nêu
rõ quy định điều kiện nhập khẩu mũ bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp nhập
khẩu mũ bảo hiểm phải đáp ứng 2 điều kiện: 1- Là doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của pháp luật; 2- Phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu trước khi thông
quan.
Điều kiện phân phối mũ bảo
hiểm gồm: 1- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; là hộ
kinh doanh, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp; 2- Các đại lý, cửa hàng bán lẻ mũ bảo hiểm phải có địa
điểm cụ thể và địa chỉ rõ ràng; phải có biển hiệu ghi rõ đại lý hoặc cửa hàng
bán lẻ mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, được gắn hoặc treo tại vị trí
mặt trước bên ngoài của Đại lý hoặc Cửa hàng ở vị trí dễ quan sát.
Điều
kiện sản xuất mũ bảo hiểm
Ngoài quy định về điều kiện
phân phối, nhập khẩu mũ bảo hiểm, Nghị định cũng quy định điều kiện sản xuất mũ
bảo hiểm đối với doanh nghiệp gồm:
1- Là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật
2- Có hệ thống quản lý chất
lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
3- Có tối thiểu 1 nhân viên kỹ
thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở
lên, được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc ký hợp đồng
lao động không xác định thời hạn.
4- Về cơ sở vật chất, kỹ
thuật, địa điểm sản xuất phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng; có diện tích mặt bằng
để lắp đặt trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng.
Trang thiết bị của dây chuyền
sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm có chất
lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bao gồm:
Thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc)
và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút, xốp); thiết bị dập
(tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết); hoặc thiết bị đồng bộ đáp ứng
yêu cầu của các thiết bị nêu trên.
Về trang thiết bị kiểm tra
chất lượng, có phòng thử nghiệm hoặc thuê của tổ chức, doanh nghiệp khác, đủ
năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phòng thử nghiệm phải có
năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC
17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.
Cũng theo Nghị định này, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là
Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, cấp điều chỉnh nội
dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm cho doanh nghiệp đáp ứng
đủ điều kiện.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất mũ bảo hiểm.