SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân tích yếu tố nguy cơ đối với tổn thương não thiếu máu/ thiếu oxy cục bộ ở trẻ sơ sinh đẻ ngạt

[12/07/2019 15:15]

Nghiên cứu do đồng tác giả Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thu Hoa thực hiện.

Ảnh minh họa.

Ngạt chu sinh gây nên tử vong cao ở thời kỳ sơ sinh, số trẻ sống qua được thường bị bại não, động kinh...Ngạt chu sinh và tình trạng bệnh não thiếu oxy/thiếu máu cục bộ (hypoxic-ischemic encephalopathy: HIE) được sử dụng như một cụm từ đồng nghĩa. Tỷ lệ mắc HIE ở Hoa Kỳ theo Whit Walker ước tính khoảng 1-3/1000 trẻ sinh đủ tháng, ở trẻ sinh non tỷ lệ này tăng gấp 4-5 lần. Nguyên nhân gây nên ngạt hoặc HIE là nhiễm khuẩn thần kinh trước hoặc sau sinh, sang chấn vùng đầu mặt do ngôi thai bất thường, bệnh lý của mẹ hoặc con, tắc mạch ối gây giảm thể tích máu cho thai và gây phù rau thai, dị tật não bẩm sinh, các rối loạn chuyển hoá, di truyền. Một số yếu tố nguy cơ như mẹ bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp khi mang thai, chậm phát triển thai nhi trong tử cung, sốc do giảm thể tích máu của người mẹ, suy bánh rau, rau bong non, sa dây rốn, thời kỳ sổ thai kéo dài, đẻ khó, thiếu chăm sóc bà mẹ khi mang thai, thai quá hạn, đẻ bằng dụng cụ lấy thai là những yếu tố nguy gây đẻ ngạt đã được thông báo trong nghiên cứu của Futrakull S[18], Butt TK[1], [2]. Ở Việt Nam, ít các nghiên cứu về tổn thương não thiếu oxi/thiếu máu cục bộ hoặc ngạt chu sinh, đặc biệt là yếu tố nguy cơ gây nên. Nghiên cứu với mục tiêu Phân tích một số yếu tố nguy cơ đến đẻ ngạt gây tổn thương não thiếu oxy/thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh đủ tháng.

Nghiên cứu những trẻ sơ sinh đủ tháng bị ngạt có tình trạng bệnh não thiếu oxy/thiếu máu cục bộ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương và bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/1/2007-30/8/2009. Dựa theo tiêu chuẩn Sarnat và hướng dẫn về bệnh não thiếu oxy/ thiếu máu cục bộ của cơ quan chăm sóc Bà mẹTrẻ sơ sinh Quốc gia Hoa Kỳ: trẻ có tuần thai từ 37-42 tuần; Sinh ra khóc yếu hoặc không khóc, tím tái ngay sau sinh tối thiểu 5 phút; Chỉ số Apga lúc 5 phút dưới 7 điểm; Có biểu hiện thần kinh không bình thường về trương lực (tăng hoặc giảm), tư thế, phản xạ sơ sinh, rối loạn ý thức - đây là tiêu chuẩn quan trọng. Tiêu chuẩn loại trừ: Các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, dị tật cơ thể, dị tật não bẩm sinh, nhiễm khuẩn não bẩm sinh ở cả nhóm bệnh nhóm chứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẹ còn trẻ dưới 20 tuổi và mẹ lớn hơn 40 tuổi (p<0,05), việc khám thai không đầy đủ của bà mẹ (OR 4,7, (95%CL: 2,5-9,1), mẹ sinh con ở vùng nông thôn (OR 1,8, 95%CL:1,05-3,1), rỉ ối kéo dài (OR 44,9, 95CL 14,8-141,4) suy thai (OR 1,9, 95%CL:1,1-3,3), dây rau quấn cổ (OR30,8, 95CL: 1280,2); suy dinh dưỡng thai (OR 1,57, 95%CL: 3,8-35,7), đẻ can thiệp (OR 2,2, 95CL: 1,34-3,92), là những yếu tố có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Phòng HIE phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược có hiệu quả và đẩy đủ. Chăm sóc trước sinh, kỹ năng sản khoa, can thiệp hợp lý, hồ sức sơ sinh giỏi sẽ hạn chế đẻ ngạt và tổn thương HIE.

tạp chí nhi khoa số 5/2012 (ctngoc)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài