SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm chì từ lớp đất mặt

[15/10/2019 17:19]

Theo dõi hàm lượng chì có trong đất theo thời gian là vấn đề rất quan trọng đối với các thành phố để xác định nguy cơ nhiễm chì ở trẻ em. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Nghiên cứu, tập trung vào thành phố New Orleans, nơi có thể đóng vai trò là mô hình cho các thành phố trên khắp thế giới, là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự thay đổi lâu dài về hàm lượng chì có trong đất có tác động tương ứng với lượng chì có trong máu ở trẻ em.

Tiếp xúc với chì thường không thể đảo ngược, đặc biệt đối với trẻ em, bao gồm các vấn đề về hành vi, học tập, giảm chỉ số IQ, tăng động, chậm tăng trưởng, các vấn đề về thính giác, thiếu máu, bệnh thận và ung thư. Ở một số ít trường hợp, phơi nhiễm chì có thể dẫn đến co giật, hôn mê hoặc tử vong.

Ở vùng đô thị New Orleans, trẻ em sống trong các cộng đồng có nhiều chì trong đất và hàm lượng chì trong máu cao hơn có điểm thành tích học tập thấp nhất. Chì gần đây được xem là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong sớm ở Hoa Kỳ, đặc biệt là do bệnh tim mạch và là nguyên nhân của 412.000 ca tử vong sớm mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu theo dõi hàm lượng chì có trong đất ở thành phố New Orleans vào năm 2001, thu thập khoảng 5.500 mẫu ở các khu phố, dọc theo các đường phố đông đúc, gần nhà và trong các không gian mở, bao gồm cả công viên.

Các nhà khoa học đã thu thập mẫu đất khác 16 năm sau đó. Những mẫu này cho thấy lượng chì trong đất trong cộng đồng giảm 44% trong cơn bão Katrina năm 2005 cũng như đất trong cộng đồng không bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đê và nước dâng do bão.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh chì có trong đất với Dữ liệu chì có trong máu của trẻ em theo Chương trình phòng chống ngộ độc chì đối với trẻ em khỏe mạnh ở Louisiana từ năm 2000-2005 và 2011-2016.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chì có trong các mẫu máu giảm 64% từ năm 2000-2005 đến khoảng thời gian từ 2011-2016 và việc giảm chì trong lớp đất mặt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm hàm lượng chì có trong máu của trẻ em.

Phơi nhiễm chì là một vấn đề môi trường quan trọng. Nhóm nghiên cứu nhận thấy trẻ em da màu có nguy cơ nhiễm chì cao gấp ba lần so với trẻ em da trắng, điều này có thể được giải thích bởi tình trạng kinh tế, xã hội và giáo dục, nơi sinh sống gần với các con đường và ngành công nghiệp chính.

Các nhà khoa học cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem những thay đổi về nhân khẩu học ở thành phố New Orleans kể từ năm 2001 có góp phần làm giảm lượng chì trong máu của trẻ em hay không và liệu việc giảm có xảy ra đối với tất cả dân số hay không.

www.technology.org (ctngoc)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài