SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Hiện trạng sử dụng và nhu cầu đào tạo nhân lực có trình độ trung cấp trở lên ở tỉnh Cần Thơ đến năm 2010.

[24/12/2011 23:22]

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phước Minh Hiệp; Cơ quan chủ trì: Khoa KT và QTKD trường ĐHCT Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 2001 – 2002.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cần Thơ có dân số 1.834.049 người (năm 2000), trong đó số người có khả năng lao động chiếm gần 99% tổng số lao động trong độ tuổi. Tuy Cần Thơ có lực lượng lao động dồi dào, đa số là lao động trẻ nhưng tỷ lệ lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên chỉ chiếm 8,58% và lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 88,35% trong tổng số lao động.

Do đó, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp thì vấn đề đánh giá tình hình sử dụng lao động nói chung, đặc biệt là đánh giá hiện trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực ở tỉnh Cần Thơ là hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu:

-  Phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Cần Thơ.

- Dự báo nhu cầu nhân lực ở tỉnh Cần Thơ đến năm 2010. Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Cần Thơ đến năm 2010.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: được thực hiện ngoài hiện trường và tại chỗ.

+ Nghiên cứu thông qua các nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn.

+ Điều tra bổ sung dữ liệu.

- Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu:

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc bố trí sử dụng nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

+ Áp dụng phương pháp thống kê dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực.

+ Sử dụng các phần mềm thông dung như Excel, SPSS để xử lý số liệu...

 

III. KẾT QUẢ:

1. Tổng quan về dân số và lao động tỉnh Cần Thơ:

- Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, cơ cấu dân số nông thôn, thành thị đã có thay đổi thể hiện: cơ cấu dân số nông thôn đã giảm từ 80,66% năm 1990 xuống 78,46% năm 2000, cơ cấu dân số thành thị  tăng từ 19,34% lên 21,84%, bình quân mỗi năm thay đổi 0,25%.

- Về số lượng và cơ cấu lao động theo các nhóm ngành: cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt khi thực hiện Luật Doanh nghiệp cùng với các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống từ 9% năm 1990 xuống còn 5,95% năm 2000. Xét về cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch trong tổng số lao động của các ngành kinh tế, tỷ lệ lao động nông nghiệp 60,38% năm 1996 thì năm 2000 đã giảm xuống còn 58,66%, bình quân là 0,34% năm, tỷ lệ lao động hoạt động trong nhóm ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 29,30% lên 31,121%, bình quân tăng 3,8%/năm.

-  Về chất lượng đội ngũ lao động: trong thời gian qua, số lao động được đào tạo nghề đã được cải thiện, tỷ lệ có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động chiếm từ 10,72% năm 1996 đã tăng lên chiếm 11,75% năm 2000; tương ứng số lao động từ có bằng công nhân kỹ thuật trở lên từ 6,08% đã tăng lên 8,58%. Để có đội ngũ lao động đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, tỉnh đã chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo  nghề. Cơ cấu học sinh, sinh viên đang học nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học qua các năm đang có sự thay đổi, tỷ lệ công nhân kỹ thuật năm học 1994-1995 chiếm 10,15% ở năm học 2000-2001 trong tổng số người đang được đào tạo, hơn nữa thời gian qua đào tạo đối với cấp bậc này ngắn hơn cho nên tỷ lệ tốt nghiệp chiếm tương ứng từ 27,24% đã tăng  lên là  32,97%. Đối với tỷ lệ người đào tạo đại học tương ứng từ 65,09% đã giảm xuống còn 56,27%.

2. Đánh giá hiện trạng sử dụng lao động trong các đơn vị tại Cần Thơ:

- Theo địa bàn: tổng số phiếu điều tra về doanh nghiệp là 219 phiếu, được bố trí trên 7 huyện, thị và TP. Cần Thơ.

- Theo loại hình doanh nghiệp (DN): DN Nhà nước (7,3%) công ty cổ phần, liên doanh (1,4%) công ty TNHH (4,1%), DN tư nhân (56,6%) và loại hình khác (87,2%).

- Theo lĩnh vực kinh doanh: lương thực và xay xát (48,9%), chế biến thủy sản (2,3%), thương mại và dịch vụ (13,2%), giày da và may mặc (1,4%), cơ khí (8,7%), ngành nghề khác (25,6%).

- Hiện trạng sử dụng lao động:

Tổng số lao động của 219 DN điều tra là 10.818 người, trong đó lao động nữ có 4.561 người chiếm 42,2%; lao động nam, nữ được phân bố ở các bộ phận tương đối hợp lý với nhu cầu công việc chuyên môn và phù hợp với giới tính, cụ thể: phòng kế toán - tài vụ, phòng nghiên cứu và phát triển thì lao động nữ chiếm đa số. Ngược lại, phòng kinh doanh và phòng maketing thì lao động nam chiếm nhiều hơn.

Tỷ lệ lao động nữ nắm vai trò quản lý và điều hành DN chiếm 22,5% lượng lao động điều hành, trong đó lãnh đạo nữ ở độ tuổi dưới 40 chiếm 33,6%, đặc biệt tuổi trên 45 chiếm 46,1%, các lao động nữ trong ban điều hành nắm quyền quản lý DN chủ yếu là đối với loại hình DN tư nhân.

Tỷ lệ lao động nam quản lý DN dưới 40 tuổi chiếm 33,6% và tập trung ở độ tuổi 41 - 50 chiếm trên 45%, ban điều hành là nam giới ở độ tuổi trên 50 DN hiện nay đã trẻ hóa đội ngũ, mặc dù số lượng nữ còn ít nhưng mức độ trẻ hóa cao hơn so với lao động nam.

3. Dự báo nhu cầu nhân lực tỉnh Cần Thơ đến năm 2010:

 

Chỉ tiêu

 

 

Đơn vị

 

2000

 

2005

 

2010

Nhịp độ phát triển bình quân (%)

2001-2005

2006-2010

2010-2012

1. Dân số trung bình

1.000 người

1.834,02

1.978,75

2.102,00

101,53

101,22

101,37

2. DS trong độ tuổi LĐ

1.000 người

1.101,55

1.226,80

1.303,24

102,18

101,22

101,7

3. LĐ tham gia các ngành KTQD

1.000 người

886,866

1.036,65

1.107,75

103,59

101,34

102,45

- Tỷ lệ so với tổng số dân trong độ tuổi LĐ

%

80,51

84,50

85,00

 

 

 

4. Tỷ lệ LĐ trong các khu vực kinh tế (LĐ từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên)

%

100,00

100,00

100,00

 

 

 

- Khu vực I

%

58,66

56,29

53,48

 

 

 

- Khu vực II

%

10,13

12,97

19,39

 

 

 

- Khu vực III

%

31,21

30,74

27,13

 

 

 

5. Số lượng LĐ các khu vực kinh tế (LĐ từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên)

1.000 người

886,87

1.036,65

1.107,74

 

 

 

- Khu vực I

1.000 người

520,24

134,45

592,42

102,57

102,52

101,61

- Khu vực II

1.000 người

89,84

318,67

214,79

102,72

102,76

101,73

- Khu vực III

1.000 người

276,79

318,67

300,53

102,58

102,48

101,60

6. LĐ thất nghiệp

1.000 người

74,35

61,34

39,1

 

 

 

- Tỷ lệ thất nghiệp

%

6,75

5,00

3,00

 

 

 

 

- Dự báo nhu cầu lao động phân theo khu vực kinh tế:

Qua số liệu bảng trên ta thấy: tỷ lệ lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân với tổng dân số tăng từ 80,51% năm 2000 lên 84,5% năm 2005, 85% năm 2010.

Cơ cấu lao động khu vực I giảm từ 58,66% năm 2000 xuống còn 53,48% năm 2010, trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,13% năm 2000 lên 12,97% năm 2005 và 19, 39% năm 2010.

- Dự báo nhu cầu lao động phân theo loại hình kinh tế:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2005

2010

1. Lao động tham gia các ngành KTQD

1.000 người

886,87

1.036,65

1.107,75

2. Tỷ lệ lao động theo các loại hình kinh tế

%

100,00

100,00

100,00

- DN Nhà nước (cả công ty cổ phần)

%

7,07

7,65

8,23

- DN ngoài quốc doanh

%

92,61

91,78

90,98

- DN có vốn đầu tư nước ngoài

%

0,32

0,57

0,79

3. Số lượng lao động theo loại hình kinh tế

1.000 người

886,87

1.036,65

1.107,75

- DN Nhà nước ( cả công ty cổ phần)

1.000 người

62,70

79,30

91,17

- DN ngoài quốc doanh

1.000 người

821,33

951,44

1.007,83

- DN có vốn đầu tư nước ngoài

1.000 người

2,84

5,91

8,75

- Dự báo lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên đến năm 2010:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2005

2010

1. Dân số ở độ tuổi lao động

1.000 người

1.101,55

1.226,80

1.303,24

2. Lao động có trình độ sơ cấp trở lên

1.000 người

128,33

267,81

544,23

- Tỷ lệ lao động từ sơ cấp trở lên

%

11,65

21,83

41,76

3. lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật

1.000 người

973,22

958,99

759,01

Tỷ lệ lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật

%

88,35

78,17

58,24

- Dự báo nhu cầu phát triển cán bộ KHCN:                                                          

Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

 

Người

% dân số

Người

% dân số

Người

% dân số

1. Tổng số

13.600

0,73

32..900

1,66

47.000

2,23

- Số hiện có

7.820

0,42

7.700

0,39

7.500

0,35

- Số thu hút

1.880

0,10

4.500

0,23

5.500

0,26

- Đào tạo mới

3.900

0,21

20.700

1,04

34.000

1,62

2. Lĩnh vực

13.600

0,73

32.900

1,66

47.050

2,23

- Khoa học XH và NV

3.845

0,20

8.500

0,14

15.000

0,71

- Khoa học tự nhiên

1.865

0,10

21.700

1,09

3.050

0,14

- Khoa học kỹ thuật

7.890

0,42

21.700

1,66

29.000

1,38

3. Ngành nghề

13.600

0,73

32.900

0,12

47.000

2,23

- Nông nghiệp

850

0,04

2.500

0,43

3.000

0,14

- Công nghiệp

2.550

0,14

8.500

0,18

13.500

0,64

- Y dược

2.250

0,12

3.500

0,38

4.500

0,21

- Quản lý

3.500

0,19

7.500

0,55

11.000

0,52

- Ngành khác

4.450

0,24

10.900

1,66

15.000

0,71

4. Trình độ

13.600

0,73

32.900

1,66

47.000

2,23

- Cao đẳng, đại học

13.335

0,72

32.420

1,64

46.140

2,19

- Trên đại học

265

0,01

480

0,02

860

0,04

 

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

- Cần Thơ có lực lượng lao động đồi dào, người trong độ tuổi lao động chiếm 60,06% dân số (năm 2002), phần lớn là lao động trẻ, đảm bảo sức khỏe và có khả năng học tập và đào tạo là một nguồn nhân lực vô giá.

- Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các giám đốc DN tuổi đời 30 - 50 tuổi (chiếm 73,06% tổng số giám đốc). Đây là điểm thuận lợi vì ở tuổi này các giám đốc vừa có sức, vừa có kinh nghiệm thực tiễn.

- Một số ngành nghề công nhân có trình độ tay nghề khá như may mặc, cơ khí nhưng phần lớn chưa có bằng cấp.

- Nhìn chung, trình độ lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Cần Thơ còn quá thấp, đến năm 2000 vẫn còn 88,35% lao động chưa qua đào tạo. Với trình độ lao động chung như vậy sẽ rất khó khăn trong việc chuyển giao kỹ thuật và nguồn nhân lực này sẽ rất khó đáp ứng được chất lượng lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

- Còn tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động: tỷ lệ lao động thất nghiệp là 6,75%, hàng năm lại có lực lượng lao động được bổ sung. Trong khi đó, nhu cầu lao động phát triển chưa tương xứng nên trong tương lai giảm tỷ lệ thất nghiệp là vấn đề hết sức nan giải, ngay cả lao động đã qua đào tạo cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tìm việc làm sau khi ra tường. Có hiện tượng này là do chưa có sự phát triển tương xứng giữa đào tạo và phát triển kinh tế hay quan hệ giữa đào tạo với sự ra đời và mở rộng qui mô sản xuất của các doanh nghiệp và chưa có sự gặp gỡ giữa cung và cầu lao động, tức là người tìm việc và người cần người làm việc chưa gặp nhau.

- Qua kết quả điều tra có đến 54,35% lao động có thu nhập từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng. Đây là mức thu nhập không cao so với tình hình giá cả hiện nay.

- Chưa có dự án nhà ở cho người lao động, ngay cả khu công nghiệp có lực lượng lao động ngày càng đông nhưng vẫn chưa có dự án nhà ở cho công nhân. Hầu hết trong các DN ngoài quốc doanh và DN liên doanh chưa chú ý đến nhu cầu văn hóa, tinh thần của người lao động.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức chưa cao, nhiều nơi cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; đặc biệt, trình độ của cán bộ xã, phường năng lực còn quá yếu. Trong tương lai cần có kế hoạch đào tạo hoặc phân công cán bộ có trình độ về công tác tại xã, phường.

 

2. Kiến nghị:

- Cần phải tiến hành quy hoạch cán bộ và quy hoạch đào tạo cho tỉnh và cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Lãnh đạo tỉnh và các ban ngành quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các chương trình, đề án và các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Vấn đề tạo vốn và tìm nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường nghề, trường trung học và các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

- Phải chấn chỉnh và hoàn thiện các trung tâm xúc tiến việc làm.

Nếu có kinh phí nên triển khai các đề tài có liên quan đến lao động như:

+ Nghiên cứu về việc đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo của các trường (từ trường nghề đến trung cấp, cao đẳng  và đại học) trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

+ Nghiên cứu vấn đề giới tính trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động theo từng loại ngành nghề.

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển đào tạo.

+ Nghiên cứu vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài