SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát độ lưu hành bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại tỉnh Cần Thơ.

[25/12/2011 13:28]

Chủ nhiệm đề tài: Ths-BS Nguyễn Văn Hoàng; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Lao và Bệnh phổi; Cơ quan phối hợp: Bộ môn Lao và Bệnh phổi, TT. Đào tạo CBYT TP.Hồ Chí Minh; Bộ môn YHCĐ và Y học cơ sở khoa Y-Nha-Dược, Trường ĐHCT; Thời gian thực hiện: 7/2000 - 11/2000.

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Bệnh hen phế quản (HPQ) có xuất độ ngày càng tăng trên toàn thế giới theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cũng như Hội lồng ngực Hoa Kỳ, mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe ngày càng gia tăng. Nhiều chuyên gia y tế lưu ý rằng việc gia tăng tần suất mắc bệnh HPQ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) có liên quan đến quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự ô nhiễm môi trường sống và việc hút thuốc lá. Hiện nay, theo các khuyến cáo của TCYTTG, Hiệp hội chống Lao và Bệnh phổi Thế giới, … đã chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu  của bệnh BPTNMT hiện nay là do hút thuốc lá gây nên. Thuốc lá là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu của BPTNMT và ung thư phổi.

- Để góp phần cải thiện sức khỏe của nhân dân, hạn chế tối đa những thiệt hại về mặt xã hội, kinh tế do các bệnh HPQ và BPTNMT gây nên, Trung tâm Lao và Bệnh phổi Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Khảo sát độ lưu hành bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại tỉnh Cần Thơ”.

 II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu:

- Xác định độ lưu hành bệnh HPQ và PTNMT, xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh HPQ, PTNMT và những yếu tố có liên quan như giới, tuổi, nghề nghiệp, các đặc điểm dịch tễ có liên quan.

- Tìm hiểu các yếu tố khởi phát cơn HPQ.

- Các đặc điểm về chuẩn đoán, điều trị lâu dài của bệnh nhân (BN) HPQ và BPTNMT tại tỉnh Cần Thơ.

- Xác định xuất độ hút thuốc lá và những yếu tố liên quan như: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa phương,…

- Thái độ của cộng đồng trong vệc tham gia vào việc phòng chống hút thuốc lá.

2. Đối tượng

Tất cả nam, nữ từ 7 tuổi trở lên có hộ khẩu  thường trú tại Cần Thơ hoặc tạm trú dài hạn trên 6 tháng.

3. Phương pháp

- Kỹ thuật chọn mẫu và hướng điều tra: mẫu được chia thành 30 điểm điều tra, các điểm này được chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách toàn bộ các phường xã của tỉnh Cần Thơ theo tỉ lệ 3/7 giữa hai khu vực thành thị và nông thôn.

- Điều tra bằng bảng câu hỏi: điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên Khoa Phổi của Trung tâm Lao và Bệnh phổi Cần Thơ. Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên tham khảo các bảng câu hỏi điều tra về bệnh HPQ, BPTNMT và bảng câu hỏi nghiên cứu thuốc lá của Trung tâm Thông tin tuyên truyền Y học TP.HCM.

- Đo chức năng hô hấp (CNHH) và đánh giá độ hồi phục phế quản (PQ).

- Chọn lựa và tập huấn các phỏng vấn viên.

- Tiến hành điều tra thử trên 15 BN có bệnh HPQ và BPTNMT tại khu dân cư Phường Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

- Xây dựng phần mềm để nhập và phân tích số liệu: các chương trình phân tích được viết trên phần mềm SPSS 10.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

- Số người đã tham gia vào nghiên cứu là: 7.455 người, nam là: 3.490 người, nữ   là: 3.965, tỉ lệ dân số nam = 47%, nữ = 53%.

1. Xuất độ hút thuốc lá và các đặc điểm liên quan tại tỉnh Cần Thơ (cũ).

- Số người hút thuốc lá phân loại theo giới tuổi.

Giới

Tuổi

Số người hút thuốc lá

Nam

³ 10 tuổi

1.829

Nữ

³ 18 tuổi

39

Tổng số người hút thuốc lá

 

1.868

 - Tỷ lệ giới hút thuốc lá nam là:1.829 người chiếm 98%, nữ là: 39 người chiếm 2%

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ hút thuốc lá có thu nhập khác nhau giữa các nhóm (thu nhập thấp 53,8%, thu nhập trung bình 52,6%, thu nhập khá 50,2%).

- Xuất độ hút thuốc lá theo nhóm tuổi.

Tuổi

10 - 17

18 - 39

40 – 59

60 - 79

³ 80

Chung

Hút thuốc lá

38/811

1.029/1.504

531/663

205/272

26/39

1.829/3.325

Tần xuất

4,68

68,41

80,09

75.36

66,66

55

 

4,68%

72,27%

55 %

- Tuổi bắt đầu hút thuốc lá:

Tuổi

Tổng số

Tỷ lệ

Dưới 15

66

4

15 - 18

474

25.4

Từ 18 tuổi trở nên

1.328

70.6

- Tỉ lệ giữa người mới hút và người đã hút lâu năm: 14,2% / 76,8% gần bằng 1/5. Như vậy tại tỉnh Cần Thơ, cứ 5 người thì có 1 người mới hút thuốc lá.

- Số tiền hút thuốc lá ít nhất là 200đ/ngày, cao nhất là: 15.000đ/ngày.

- Khảo sát 7.455 người, tỷ lệ người biết tác hại của thuốc lá lên sức khỏe là 76%, không biết tác hại của thuốc lá lên sức khỏe là 24%.

2. Độ lưu hành bệnh HPQ và các đặc điểm có liên quan tại tỉnh Cần Thơ (cũ).                                                                        

- Qua phỏng vấn trực tiếp và khám bệnh 7455 người (3490 nam, 3965 nữ) thì phát hiện 360 người mắc bệnh HPQ.

- Xuất độ bệnh HPQ chung theo giới, xuất độ bệnh HPQ ở nam giới gấp 2 lần  xuất độ bệnh HPQ ở nữ giới (ở nam giới xuất độ 65,4 người trên 1000 dân, nữ giới là 33,2 trên 1000 dân).

- Các yếu tố khởi phát cơn HPQ, làm cơn HPQ nặng thêm hoặc vừa khởi phát làm nặng thêm cơn HPQ: 360 cas.

            Yếu tố khởi phát

Số cas

Tỉ lệ %

Đợt cảm lạnh đơn thuần

143

39,7

Gắng sức và ăn thức ăn lạ

37

10,3

Hóa chất và gắng sức

16

4,4

Đợt cảm lạnh và cảm lạnh

33

9,2

Cảm lạnh và gắng sức

32

8,9

Hút thuốc lá và gắng sức

21

5,8

Khói bếp và hóa chất

31

8,6

Thú vật nuôi và đợt cảm

10

2,8

Khói bếp và đợt cảm lạnh

22

6,1

Thuốc lá và thức ăn lạ

15

4,1

 - Độ lưu hành của bệnh HPQ trên dân số hút thuốc lá chung.

Giới

T.số hút thuốc lá

Số ca HPQ có hút thuốc lá

Xuất độ P/ 1000 dân

Nam

1.829

154

84,2

Nữ

399

05

128,2

    

- Phân loại theo mức độ nặng nhẹ của bệnh HPQ đối với nhóm 259 BN HPQ thường xuyên.

Phân độ HPQ

Số cas

Tỉ lệ %

Độ I - II

198

76,44

Độ III

8

3,08

Độ IV

53

20,46

Bệnh nặng phải nhập viện độ (III, IV)

53 + 8 = 61

3,08 + 20,46 = 23,54

 - Điều trị lâu dài của BN HPQ tại tỉnh Cần Thơ: có 259 BN HPQ thường xuyên thì chỉ có 52 BN có dùng thuốc trong điều trị lâu dài HPQ, tỉ lệ có điều trị dự phòng HPQ: 52/259 = 20,1%.

 3. Độ lưu hành bệnh BPTNMT và các đặc điểm có liên quan tại tỉnh Cần Thơ (cũ).                                                                        

Qua phỏng vấn trực tiếp và khám bệnh 7455 người (3490 nam, 3965 nữ) trong đó:

- Tại tỉnh Cần Thơ (cũ) BPTNMT có độ lưu hành là 81 trên 1000 dân với xuất độ hút thuốc lá nam giới  ³ 18 tuổi là 72,3%.

- Vấn đề hút thuốc lá và độ lưu hành BPTNMT chung (VPQM, VPQM có tắc nghẽn và khí phế thủng). Tổng số bệnh nhân: 192, trong đó: BN có hút thuốc lá 165 chiếm 86%

- Xuất độ VPQM và BPTNMT tính trên dân số nam ³ 35 tuổi hút thuốc lá có độ lưu hành là 162 trên 1000 dân.

- Nguyên nhân của VPQM tại tỉnh Cần Thơ.

Nguyên nhân

Số bệnh nhân

Chiếm tỉ lệ

Tiền căn lao phổi cũ

36

12,8

Khí phế thủng

03

1,1

Hút thuốc lá

171

60,6

Không xác định

72

25,5

 - Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng khó thở gắng sức của BPTNMT: 282 cas

Phân độ

Số bệnh nhân

Chiếm tỉ lệ %

Độ II - III

87

81,3

Độ IV - V

20

18,7

Chung

107

37,9

- Điều trị lâu dài của BN BPTNMT: trong 107 BN BPTNMT có triệu chứng khó thở gắng sức từ mức độ trung bình đến nặng, chỉ có 36 BN có dùng thuốc điều trị lâu dài trong điều trị BPTNMT.

 

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.

1. Kết luận.

- Bệnh HPQ và BPTNMT rõ ràng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức tại nước ta cũng như tại tỉnh Cần Thơ. Những hạn chế trong hiểu biết của người dân, những bất cập trong công tác phát hiện - chẩn đoán của người dân đối với nhóm bệnh này, đồng thời với những tác động không thể chối cãi do thuốc lá gây nên, đòi hỏi phải có những biện pháp can thiệp cần thiết để làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và cộng đồng.

2. Đề nghị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thường xuyên về hiểm họa do thuốc lá gây nên để mọi người không tiếp xúc, từ bỏ và đoạn tuyệt với thuốc lá. Đặc biệt, tập trung giáo dục từ trường học, nhất là đối với lứa tuổi học sinh cấp II-III.

- Xây dựng chương trình phòng chống HPQ và BPTNMT tại cộng đồng, lồng ghép vào mạng lưới phòng chống lao và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em nhằm phát hiện sớm bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong, tránh được hậu quả tàn phế chức năng hô hấp do HPQ và BPTNMT.

- Đầu tư kinh phí cần thiết để trang bị máy thăm dò chức năng hô hấp tại tất cả các trung tâm y tế huyện,thị, thành phố.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài