SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ứng dụng thử nghiệm IAG/VCA và nghiệm pháp phết tế bào vòm họng trong chẩn đoán sớm ung thư vòm họng.

[25/12/2011 13:58]

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Dung; Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Cần Thơ; Cơ quan phối hợp: Bộ môn Miễn dịch sinh lý bệnh khoa, Khoa Y- ĐH Y dược Cần Thơ, Bộ môn Giải phẫu bệnh, Khoa Y- ĐH Y dược Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 2002 – 2004.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Ung thư vòm họng (UTVH) là một bệnh ung thư của vùng tai-mũi-họng. Trên thế giới,  bệnh này chiếm tỷ lệ cao nhất là ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trong  nước cho thấy UTVH là 1 trong 7 bệnh ung thư thường gặp và là bệnh ung thư đứng đầu trong các ung thư vùng đầu, mặt và cổ.

- Một đặc điểm khác là bệnh thường được phát hiện muộn do triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ, dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác, vì thế, đa số bệnh nhân khi đến bệnh viện đã ở giai đoạn cuối với các tổn thương xâm nhiễm ở hệ thống xương, thần kinh và thường có tỉ lệ tử vong rất cao.

- Một trong những việc làm nhằm hạn chế tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân là phát hiện bệnh sớm và đánh giá tiên lượng bệnh nhân sau điều trị. Đó là mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng thử nghiệm IAG/VCA và nghiệm pháp phết tế bào vòm họng trong chẩn đoán sớm ung thư vòm họng”.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu:

- Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm tìm kháng thể IgA/VCA-EBV trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư vòm họng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng (BV TMH) TP. Cần Thơ.

- Nghiên cứu ứng dụng nghiệm pháp phết tế bào vòm họng trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư vòm họng tại BV TMH TP. Cần Thơ.

- Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của thử nghiệm. Phân tích, so sánh kết quả ứng dụng của các nghiệm pháp trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư vòm họng.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: gồm 109 bệnh nhân (BN) đến khám tại BV TMH TP. Cần Thơ có các triệu chứng viêm nhiễm đường mũi xoang, nhóm bệnh này được phân thành 2 nhóm:

+ Nhóm BN có các triệu chứng nghi ngờ UTVH (dựa vào bốn hội chứng lâm sàng kinh điển) bao gồm 70 BN có độ tuổi từ 13 - 88, trong đó có 42 nam và 28 nữ.

+ Nhóm BN có các triệu chứng viêm nhiễm đường mũi xoang nhưng chưa nghi ngờ là UTVH, gồm 39 BN có độ tuổi từ 16  đến 77, trong đó:có 17 nam và 22 nữ.

- Phạm vi nghiên cứu:  xác định giá trị ứng dụng thử nghiệm tìm kháng thể IgA/VCA - EBV và nghiệm pháp phết tế bào vòm họng trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư vòm họng và bước đầu xác định tỷ lệ bệnh UTVH được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng, nội soi và qua các xét nghiệm trên tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Cần Thơ trong thời gian 2 năm.

- Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu bệnh chứng.

- Chọn mẫu thuận tiện.

- Cách tiến hành nghiên cứu:

Tất cả BN nhập viện tại BV Tai Mũi Họng Cần Thơ có các bệnh lý mũi họng mạn tính hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ UTVH đều được thăm khám lâm sàng, nội soi và tiến hành các xét nghiệm:

+ Thử nghiệm IgA/VCA: lấy 2 ml máu BN, để đông và tách huyết thanh, bảo quản mẫu huyết thanh BN ở -30oC cho đến khi thử nghiệm.

Sử dụng phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp với lam kháng nguyên EBV lấy từ chủng tế bào P3HR1 do phòng Thí nghiệm Trung tâm trường Đại học Y Hà Nội sản xuất, chế phẩm huỳnh quang anti - IgA - FITC của SEVAC (Tiệp Khắc). Định hiệu giá bằng cách pha loãng huyết thanh tăng dần theo cơ số bậc 2. Đọc kết quả bằng kính hiển vi huỳnh quang (Nikon), độ phóng đại 40 x 10 lần.

Phản ứng được đọc là dương tính khi có từ 3 tế bào phát quang trở lên trên một vi trường và đọc là âm tính khi trên vi trường không thấy tế bào phát quang, với mật độ tế bào để làm lam kháng nguyên VCA là 106 tế bào/ml. Kỹ thuật được tiến hành tại bộ môn Sinh lý bệnh miễn dịch, khoa Y trường Đại học Y dược  Cần Thơ.

Những bệnh nhân có kết quả thử nghiệm IgA/VCA dương tính nếu có tổn thương nghi ngờ sẽ được tiến hành làm sinh thiết vòm họng để chẩn đoán xác định.

+ Phết tế bào vòm họng: BN được quệt niêm mạc vòm họng qua nội soi và phết trên lam kính, tiến hành 3 mẫu lam cho một BN. Các mẫu lam được cố định ngay tại chỗ bằng dung dịch cồn 70oC, để khô tự nhiên và chuyển đến bộ môn Giải phẫu bệnh, trường Đại học Y dược Cần Thơ để tiến hành thử nghiệm. Nếu kết quả thử nghiệm tìm thấy tế bào ác tính vòm họng, tiến hành nội soi sinh thiết mô vòm họng, làm giải phẫu bệnh lý để xác định chẩn đoán týp mô bệnh học.

III. KẾT QUẢ

1. Nhận định về đối tượng nghiên cứu:

- Nhóm BN nghiên cứu: (n=109)

+ Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 20 đến 40 tuổi (43,12%), tiếp đó là tuổi từ 41 đến 60 tuổi (35,78%). Tuổi mắc bệnh trung bình là 44 ± 16,5. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.

+ Đa số BN là nông dân đến từ các huyện ngoại ô TP. Cần Thơ .

- Người bình thường : (n=150)

Trong 150 mẫu nghiên cứu có 86 nam (53,7%) và 64 nữ (42,7%), nhóm tuổi từ 20 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%). Tất cả cư ngụ ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó Cần Thơ chiếm tỷ lệ cao nhất (16,9%), Vĩnh Long (11,5%), Kiên Giang (10,8%) và An Giang (8,8%).

2. Kết quả thử nghiệm IgA/VCA và phết tế bào vòm họng:

- Kết quả thử nghiệm IgA/VCA:

Nhóm NC

 

IgA/VCA

Bệnh nhân (n=109)

Người BT

(n=150)

Có u vòm

 

Chưa có u vòm

 

TC

 

Dương tính (+)

53

(75,7%)

19

(48,72%)

72

(76,1%)

12

(8%)

Âm tính (-)

17

(24,3%)

20

(51,28%)

37

(33,9%)

138

(92%)

TC

70

(100%)

39

(100%)

109

(100%)

150

(100%)

 - Kết quả phết tế bào vòm họng:

Phết tế bào vòm họng

(+)

(-)

N = 58

9

49

Tỷ lệ%

15,52

84,48

 - Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân UTVH nghiên cứu:

+ Đa số BN đến khám đã phát hiện u vòm qua nội soi (63,3%).

+ Trong 4 hội chứng kinh điển của UTVH, chiếm tỷ lệ cao nhất là các triệu chứng ở mũi (47,7%), kế đó là ở hệ thần kinh (39,4%), tai (25,7%) và hạch cổ (22,9%).

+ Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là:

Hội chứng

Triệu chứng

TS

%

Tai

- Nghe kém

24/28

85,71

Mũi

- Tắt mũi

- Chảy máu mũi

40/52

12/52

76,92

23,08

Họng

-Nuốt vướng

-Viêm họng mạn tính

28/48

16/48

58,33

33,33

Thần kinh

-Nhức đầu

42/43

97,67

Nội soi vòm họng

- U vòm

-Vòm sưng nề

-Vòm xung huyết

42/69

12/69

15/69

60,86

17,39

21,74

 3. Đối chiếu kết quả thử nghiệm IgA/VCA và phết tế bào vòm họng với lâm sàng:

-  Thử nghiệm IgA/VCA với lâm sàng:

Đối chiếu kết quả IgA/VCA với biểu hiện lâm sàng ở nhóm có u vòm

Lâm sàng

 

IGA/VCA

l2

P

(+)

(-)

Hạch cổ

16/20

4/20

184

0,764

Tai

21/24

3/24

14,34

0,073

Mũi

24/31

7/31

12,93

0,114

Họng

17/26

9/26

14,08

0,592

Thần kinh

18/23

5/23

27,72

0,005

U vòm qua nội soi

52/69

17/69

18,51

0,101

-  Đối chiếu kết quả phết tế bào vòm họng với biểu hiện lâm sàng:

Lâm sàng

 

IGA/VCA

l2

P

(+)

(-)

Hạch cổ

3/18

15/18

4,63

0,098

Tai

4/21

17/21

13,55

0,035

Mũi

2/20

18/20

18,91

0,003

Họng

3/22

19/22

6,87

0,55

Thần kinh

3/16

13/16

8,02

0,09

U vòm qua nội soi

9/58

36/58

33,06

0,000

Nhận xét:

Tỷ lệ phết tế bào vòm họng (+) không phù hợp với sự xuất hiện các biểu hiện lâm sàng trên BN nghiên cứu. Có 09 ca (+) phù hợp với sự xuất hiện khối u vòm họng.

- Đối chiếu giữa kết quả IgA/VCA và kết quả GPB

Kết quả IGA/VCA (n=109)

Kết quả GPB (n=32)

(+)

(-)

(+) UTVH

(-) Không UTVH

72

37

28

04

76,1%

33,9%

87,5%

12,5%

 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận:

 Qua nghiên cứu thử nghiệm IgA/VCA và phết tế bào vòm họng trên 190 BN nghi ngờ UTVH tại BV TMH TP. Cần Thơ và 150 người bình thường khỏe mạnh, ghi nhận kết quả như sau:

- Nhóm BN nghi UTVH:

+ Lứa tuổi nghi mắc bệnh UTVH cao nhất là 20 đến 60 tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 44 ± 16,5. Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.

+ Đa số BN là nông dân ở các huyện ngoại thành TP. Cần Thơ.

+ Đa số BN vào viện muộn, đã có hạch cổ (22,9%) và nội soi có u vòm (63,3%).

+ Tỷ lệ BN có IgA/VCA dương tính là 72/109 ca chiếm 76,1%. Hiệu giá trung bình hình học của IgA/VCA ở BN nghiên cứu là 1/38.

+ Tỷ lệ BN có phết tế bào vòm họng dương tính là 15,52%.

+ Độ nhạy và độ đặc hiệu của thử nghiệm IgA/VCA được tính lần lượt là 66,06 vvà 92. Giá trị tiên đoán dương của thử nghiệm là 85,71.

- Nhóm người bình thường:

+ Tỷ lệ kháng thể IgA/VCA dương tính trên người bình thường tuổi trưởng thành ở các tỉnh, thành ĐBSCL là 8%, tỷ lệ âm tính là 92%.

+ Trong 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ IgA/VCA dương tính cao nhất là ở TP. Cần Thơ (2%)

2. Kiến nghị:

- Cần tiếp tục triển khai một nghiên cứu sàng lọc UTVH dựa trên thử  nghiệm IgA/VCA trong cộng đồng TP. Cần Thơ nhằm theo dõi và phát hiện sớm UTVH.

- Tiếp tục nghiên cứu triển khai và hoàn thiện nghiệm pháp phết tế bào vòm họng tại BV TMH TP. Cần Thơ cũng như khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương phục vụ chẩn đoán sớm UTVH kết hợp thử nghiệm IgA/VCA.

- Triển khai những nghiên cứu về tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu lâu dài ảnh hưởng đến bệnh tật trên cộng đồng TP. Cần Thơ nhằm có những biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh tật cho người dân.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài