SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phòng bệnh viêm vú và một số bệnh sinh sản không truyền nhiễm cho bò sữa ở thành phố Cần Thơ

[04/01/2012 08:56]

Cơ quan chủ trì: Nông trường Sông Hậu. Chủ nhiệm: Ks. Nguyễn Hữu Trí. Thời gian thưc hiện: 2006-2010.

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu:

- Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa  cho thấy các hộ đã chú ý đến phẩm chất giống bò sữa, chuồng trại đạt yêu cầu, chú ý đến vệ sinh chuồng trại. Về thức ăn có 68% số hộ nuôi có trồng cỏ, 53% hộ biết bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp như  hèm, cám, bắp. đa số hộ sử dụng thức ăn của công ty Proconco.

- Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh viêm vú:

+ Tỷ lệ số bò viêm vú theo kết quả ở các cơ sở điều trị là 32,5%, trong đó bò viêm 1 vú là 12,7%; bò viêm 2 vú là 61,8%; bò viêm 3 vú là 21,8%, bò viêm 4 vú là 3,6%.

+ Về các loại vi khuẩn gây viêm vú tại các cơ sở thì vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureusStaphylococcus spp. Xuất hiện chiếm tỷ lệ 88% và 46% số bò viêm vú. Streptococcus hiện diện ở 10% bò các hộ dân và 36% bò NTSH. E.Coli chỉ xuất hiện ở bò hộ dân là 5%.

+ Về kháng sinh đồ của các loại vi khuẩn gây viêm vú cho thấy vi khuẩn có độ nhạy cảm với kháng sinh theo thứ tự giảm dần trên: 80% mẫu Staphylococcus aureus mẫn cảm với Gentamicine, Neomycine, tetracyline, ciproloxacine, ofloxacine và Batrim. 80% mẫu Staphylococcus  spp mẫn cảm với Gentamicine, Neomycine, ciproloxacine, ofloxacine…

+ Về phân tích các yếu tố dẫn đến viêm vú tại các cơ sở phổ biến là: Streptococcus agalatiae, Staphylococcus  aureus, Streptococcus uberis, và  Streptococcus dysgalatiae, các vi khuẩn coliform.

+ Về kết quả sau khi điều trị: tất cả các bò đều không thấy có kết quả là CMT3+, chỉ còn 3 bò có kết quả CMT2+ là 91,7%. Thuốc điều trị lâm sàng tốt hiện nay dùng cho cơ sở chăn nuôi là Neomycine, tetracycline (phòng bệnh toàn thân), Mastijet. Ngoài ra còn có chương trình kiểm soát viêm vú đặc hiệu và kiểm soát đặc biệt.

- Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh sinh sản không truyền nhiễm:

+ Kết quả điều tra sinh sản cho thấy các vấn đề về bệnh sinh sản như đẻ khó, sót nhau, viêm tử cung, chậm lên giống ở bò HF thuần nhập từ Úc cao hơn so với bò lai. Bò hậu bị lớn lên từ giống các bò này cũng có tỷ lệ chậm lên giống cao (57,1% so với bình quân của bò lai 9,5%).

+ Tỷ lệ các vấn đề sinh sản được xếp như sau: chậm lên giống chiếm tỷ lệ cao nhất, sót nhau ở bò sữa 21,3%, viêm cổ tử cung từ 19,7%, đẻ khó 10.9%, phối nhiều lần cho 1 lần đậu thai 2,16%.

+ Việc xử lý khắc phục các vấn đề sinh sản bằng hai loại hormone GnRH và prostaglandine đã có kết quả tốt. 98,9% bò được xử lý đã lên giống và 100% số bò lên giống được gieo tinh. Số bò đậu thai ước tính là 86,7%. Việc dùng Fertagyl (GnRH) để kích thích hoàng thể hoá buồng trứng đã có hiệu quả khá cao giúp 71,2% bò được xử lý lên giống, và 60,3% bò đậu thai khi phối sau đó, với số lần phối/đậu thai khá thấp (1,75 ở hộ dân và 1,83 ở Trại Bò NTSH). Việc dùng Fertagyl để kích thích rụng trứng cũng đạt hiệu quả cao, giúp 87,5% bò phối nhiều lần không đậu chỉ phối thêm 1 lần thì đậu thai.

+ Các bò được áp dụng biện pháp tổng hợp phòng tránh BSS đã hạn chế tối đa các trường hợp sót nhau, viêm tử cung, chậm lên giống (chỉ 4% chưa lên giống trong vòng 60 ngày sau khi đẻ). Bò đã phối giống chiếm 93% số bò xử lý và bò đến ngày khám thai đã đậu thai 100%, và số ngày tử đẻ đến đậu thai là 78,1 ngày đạt được mục tiêu phấn đấu theo khuyến cáo cho bò sữa nuôi ở nước ngoài.

Hiệu quả kinh tế-xã hội:

Kết quả đề tài cho thấy thuốc điều trị lâm sang bệnh viêm vú bò sữa tốt hiện nay dùng cho cơ sở chăn nuôi là Neomycine, tetracycline (phòng bệnh toàn thân), Mastijet. Ngoài ra còn có chương trình kiểm soát viêm vú đặc hiệu và kiểm soát đặc biệt.

Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh sinh sản đã hạn chế tối đa các trường hợp sót nhau, viêm tử cung, chậm lên giống (chỉ 4% chưa lên giống trong vòng 60 ngày sau khi đẻ). Bò đã phối giống chiếm 93% số bò xử lý và bò đến ngày khám thai đã đậu thai 100%, và số ngày tử đẻ đến đậu thai là 78,1 ngày đạt được mục tiêu phấn đấu theo khuyến cáo cho bò sữa nuôi ở nước ngoài.

Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài