SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tọa đàm trực tuyến: 'Chứng nhận Halal – mở cánh cửa vào thị trường tỷ đô'

[15/11/2023 08:09]

Sáng nay (14/11), Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) tổ chức tọa đàm trực tuyến "Chứng nhận Halal – mở cánh cửa vào thị trường tỷ đô".

Halal đang trở thành thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.

Người Hồi giáo hiện chiếm khoảng ¼ dân số thế giới, dự kiến chiếm 30% vào năm 2024 và đạt 2,2 tỷ người năm 2030. Ước tính, thị trường Halal toàn cầu sẽ mang lại 5.000 tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường này.

Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ toàn cầu. Như vây, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường vô cùng khó tính với hệ thống tiêu chuẩn khắt khe. Để mở cánh cửa vào thị trường này, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal (theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "được phép"). Có được chứng nhận Halal cũng có nghĩa doanh nghiệp đã nắm trong tay chiếc chìa khóa mở cửa.

Việc nắm vững thông tin về các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Halal là chìa khoá quan trọng để thúc đẩy việc đưa hàng hoá của Việt Nam gia nhập thị trường này ngày càng thuận lợi hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó, Chất lượng Việt Nam tổ chức toạ đàm "Chứng nhận Halal – mở cánh cửa vào thị trường tỷ đô".

Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: 

- Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 

- Ông Mohamed Omar, Tổng Giám đốc Văn phòng Chứng nhận Halal-HCA; 

- Bà Hồ Thị Loan - Giám đốc kinh doanh Công nghiệp, Công ty Cổ phần Nafoods Group.

Toạ đàm sẽ chính thức bắt đầu lúc 9h30 sáng 14/11. Thông tin về toạ đàm sẽ được cập nhật liên tục trên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn).

MC: Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho ông Trần Quốc Dũng. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng thị trường Halal hiện nay? Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp cơ hội, thách thức gì khi tham gia thị trường này?

Ông Trần Quốc Dũng: Sản phẩm Halal không chỉ là thực phẩm như chúng ta thường hay nghĩ tới, thực tế sản phẩm Halal rất rộng bao gồm cả ngành dược mỹ phẩm, thời trang, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng… Như vậy có thể hình dung ngành Hala trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng.

Việt Nam được biết đến là quốc gia có nhiều tiềm năng xuất khẩu sản phẩm ngành Halal, với các lý do như vị trí địa lý thuận lợi, gần những thị trường Halal lớn tại Đông Nam Á, châu Á... có nhiều thế mạnh về thực phẩm, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là có nền nông nghiệp phát triển, với nhiều loại nông sản chất lượng cao. Việt Nam cũng có nền công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về sản phẩm ngành Halal.

Việt Nam là thị trường rộng lớn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện khi tham gia nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Có thể nói, Việt Nam hiện là mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực và liên khu vực: Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kể cả các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam, trong đó có sản phẩm Halal.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã huy động các nguồn lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam, bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.

Halal không còn đơn thuần là tiêu chuẩn dành riêng cho người theo đạo Hồi mà đang dần trở thành tiêu chuẩn mới về bảo đảm an toàn, vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng, quốc gia không theo đạo Hồi quan tâm và lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Halal.

MC: Mặc dù là thị trường tỷ đô nhưng nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đang “bỏ quên” thị trường Hồi giáo vì vướng thủ tục chứng nhận Halal. Thưa ông Giáp, ông nhìn nhận gì về điều này?

Ông Mohamed Omar: Theo tôi, ý kiến cho rằng chúng ta đang bỏ quên thị trường Hồi giáo vì vướng thủ tục chứng nhận Halal là ý kiến mang tính chủ quan. Bởi trên thực tế, nếu như trước đây rất ít kênh thông tin liên quan tới thị trường Halal thì trong 2 năm gần đây có thể nói thị trường Halal đã “gõ cửa” các doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chủ động tiếp cận, tham gia nhiều diễn đàn, triển lãm về Halal được tổ chức ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có cộng đồng người Hồi giáo đông đảo như Indonesia, Malaysia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận thông tin về Halal thông qua các kênh tham tán.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang rất quan tâm và có cơ chế, chính sách cụ thể như việc ban hành các đề án, tiêu chuẩn để thúc đẩy đầu tư, tiếp cận thị trường Halal. Toạ đàm ngày hôm nay do Chất lượng Việt Nam tổ chức cũng chính là một cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin rõ hơn về thị trường này, về những quy định, cách thức để doanh nghiệp có thể tham gia thuận lợi vào thị trường Halal.

Đối với thông tin về chứng nhận Halal, doanh nghiệp có thể tham khảo trên website tổ chức chứng nhận (trong đó có Văn phòng chứng nhận Halal-HCA). Có một điểm lưu ý là nếu doanh nghiệp muốn lấy chứng nhận Halal trực tiếp tại một số nước (ví dụ như Indonesia) thì mất khoảng 6 tháng, còn nếu làm ở Việt Nam sẽ mất khoảng 1 tháng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để không làm mất thời cơ tham gia thị trường Halal.

Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn tổ chức chứng nhận có uy tín để hỗ trợ mình trong việc đáp ứng quy định, hướng tới việc cấp chứng nhận Halal.

MC: Để mở cửa thị trường, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Xin ông cho biết, tiêu chuẩn Halal có những điểm khác biệt gì so với tiêu chuẩn của các thị trường như Mỹ, EU…?

Ông Trần Quốc Dũng: Halal có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là “hợp pháp” và các sản phẩm Halal chính là sản phẩm phù hợp quy định của pháp luật Hồi giáo. Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm.

Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, sản phẩm Halal không chỉ là lựa chọn ưu tiên mà còn là nghĩa vụ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ tiêu thụ sản phẩm Halal.

So với yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường khác thì tiêu chuẩn Halal rất đặc thù. Bên cạnh yêu cầu cơ bản về hệ thống kiểm soát sản xuất, nhân sự… thì doanh nghiệp sản xuất Halal cần đáp ứng yêu cầu đặc thù khác. Chẳng hạn, sản phẩm không phải Haram hoặc sử dụng những thành phần không phải Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran;

Dây chuyền sản xuất không sử dụng chung cho sản xuất Halal và Haram. Đối với doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Ví dụ: Động vật phải được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi giáo và người thực hiện giết mổ phải là người Hồi giáo hoặc người Do Thái.

MC: Vâng, xin được cảm ơn 2 ông. Câu hỏi tiếp theo xin được gửi đến Tập đoàn Nafoods. Được biết, Nafoods đã có mặt tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, tiếp cận nhiều tiêu chuẩn tiên tiến của các quốc gia, khu vực, trong đó có thị trường Hồi giáo. Bà đánh giá như thế nào về tiêu chuẩn Halal? Nafoods có gặp khó khăn khi tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn này?

Bà Hồ Thị Loan: Sản phẩm được sản xuất và cấp chứng nhận Halal là yêu cầu bắt buộc đối với thị trường Hồi giáo. Hiểu một cách sâu hơn là người Hồi giáo có tiêu chuẩn riêng và tiêu chuẩn này quy định các sản phẩm thực phẩm phải được sản xuất an toàn và đảm bảo chất lượng, không có bất cứ nguyên liệu nào bị Luật Hồi giáo cấm như thịt lợn.

Theo thuật ngữ Hồi giáo, Halal là được phép còn Haram là không được phép, cấm kị. Và tiêu chuẩn Halal là chìa khoá để doanh nghiệp bước vào thị trường tiêu thụ của người Hồi giáo. Nafoods Group đã xác định điều này và áp dụng tiêu chuẩn Halal ngay từ những ngày đầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc thù sản phẩm cũng như tìm đến đúng đơn vị tư vấn cấp chứng nhận nên chúng tôi hầu như không gặp khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn này.

MC: Xin được trở lại với ông Mohamed Omar. Thưa ông, quy trình cụ thể để cấp chứng nhận Halal ra sao, sản phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Ông Mohamed Omar: Hiện nay, quy trình chứng nhận đang được áp dụng tại Văn phòng Chứng nhận Halal-HCA bao gồm một số bước cơ bản.

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận

Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu QF03,01 và QF03.01B và chọn chương trình chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu. Nộp phiếu đăng kí chứng nhận (gồm có: Mẫu QF03.01. Application Form; Mẫu QF03.01B. List of ingredients – ddtives – chemicals).

Tổ chức đăng kí chứng nhận Halal cần tìm hiểu rõ thị trường xuất khẩu của sản phẩm để tiến hành lựa chọn theo 3 chương trình chứng nhận: AKIM Malaysia, MUI Indonesia, GCC ( GCC bao gồm: UAE, Kuwwait, Oman, Quatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen).

Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng dựa theo thông tin khách hàng cung cấp

HCA tiến hành xem xét đăng kí chứng nhận và thông báo tới tổ chức về chi phí chứng nhận. Hợp đồng chứng nhận được kí kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Đánh giá hồ sơ (tại nhà máy hoặc qua mail): Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm: Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức); Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập; Các giấy phép hoạt động (nếu có); Quy trình/Sơ đồ sản xuất sản phẩm chứng nhận; Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận; Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có); Các hồ sơ chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.

HCA sẽ đánh giá hồ sơ và thông báo đến tổ chức để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ thời điểm sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1 (đủ các điều kiện: Hợp đồng đã được ký kết, đã gửi hồ sơ giai đoạn 1, đã tạm ứng 30% giá trị hợp đồng). Nếu quá thời hạn này, hồ sơ được xem là không hợp lệ.

Bước 4: Đánh giá Giai đoạn 2 (đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất): Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 1500:2019, GSO 2055-1, MUI... Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

Bước 5: Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng nhận: Kết thúc quá trình đánh giá, Đoàn chuyên gia đánh giá lập báo cáo đánh giá gửi cho tổ chức được đánh giá, gửi HCA để xem xét và ra quyết định chứng nhận. Trong trường hợp có những điểm không phù hợp, tổ chức được đánh giá phải tiến hành biện pháp khắc phục, gửi báo cáo hành động khắc phục và bằng chứng kèm theo đến HCA trong khoảng thời gian đã định là 30 ngày kể từ ngày đánh giá hiện trường. HCA có trách nhiệm xem xét hiệu quả của hành động khắc phục.

HCA tiến hành trình báo cáo đánh giá và các bằng chứng kèm theo cho hội đồng chứng nhận đánh giá và thẩm xét hồ sơ để đảm bảo rằng các hoạt động đánh giá đã diễn ra theo đúng yêu cầu, đúng thủ tục và các điểm không phù hợp đều đã được tổ chức khắc phục một cách kịp thời, thích hợp trước khi cấp chứng nhận.

Sự phù hợp trong đánh giá Halal: Văn Phòng Chứng nhận Halal - HCA sẽ đánh giá sự phù hợp việc tuân thủ Halal thông qua giám sát định kỳ hoặc bất ngờ khi có bằng chứng cho thấy công ty không tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn Halal. Khi phát hiện trong khoảng thời gian sau khi cấp giấy chứng nhận Halal, bất kỳ thay đổi được thực hiện bởi các nhà sản xuất mà không được chấp thuận trước của Văn phòng Chứng nhận Halal - HCA sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ hoặc thu hồi.

MC: Ở góc độ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chúng ta đã có những định hướng gì để thúc đấy phát triển ngành công nghiệp Halal, hỗ trợ hoạt động DN, thưa ông?

Ông Trần Quốc Dũng: Ở góc độ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tới nay, Việt Nam đã ban hành 5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal (Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; Thức ăn chăn nuôi Halal; Thực phẩm Halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật) và TCVN 13888 - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm Halal.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xây dựng tiêu chuẩn rất mới về yêu cầu đối với tổ chứng nhận Halal. Như vậy, chúng ta cũng bắt đầu có những bước xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về Halal và định hướng tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn cho những nhóm sản phẩm chủ lực, hướng đến thị trường xuất khẩu tiềm năng, làm sao để tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, hiện nay yêu cầu pháp lý cho hoạt động chứng nhận và đánh giá sự phù hợp, hoạt động thử nghiệm thực hiện theo Luật TC&QCKT, Luật CLSPHH. Cụ thể, Nghị định 107/CP-NĐ của Chính phủ quy định các tổ chức chứng nhận, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức thử nghiệm đều phải đăng ký hoạt động và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có nhiều tổ chức làm các hoạt động chứng nhận tuy nhiên hệ thống và cách thức chưa theo được yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, Tổng cục TCĐLCL đang đề xuất xây dựng Nghị định quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng về lĩnh vực Halal.

Ngoài ra, để chứng nhận của chúng ta được chấp nhận ở thị trường các nước Hồi giáo, Tổng cục TCĐLCL cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để đạt được thỏa thuận thừa nhận song phương giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo. Hiện nay chúng ta đã ký kết MoU với Iran, sắp tới là UAE và một số nước Hồi giáo khác.

MC: Đối với tổ chức chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực Halal sẽ có những thuận lợi và khó khăn nào? Ông có đề xuất gì về cơ chế, chính sách cho các tổ chức chứng nhận hay không?

Ông Mohamed Omar: Về mặt thuận lợi, hiện doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Halal hầu hết là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, đây là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Việc hàng hoá chủ yếu là nông sản cũng tạo thuận lợi cho quá trình mà các tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá sự phù hợp nguyên liệu đầu vào xem nguyên liệu đó có chuẩn Halal hay không, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu này.

Đặc biệt, không ít doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ cho thị trường Halal đã tiến hành đào tạo cho công nhân, nhân viên làm việc tại doanh nghiệp thông tin, kiến thức về Halal. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc áp dụng, tuân thủ quy định về Halal ngay trong quá trình sản xuất.

Về khó khăn, hiện nay hiểu biết của doanh nghiệp về nhu cầu thị trường, văn hoá người Hồi giáo chưa nhiều. Trong khi đó, văn hoá, lối sống, văn hoá kinh doanh của người Hồi giáo lại có nhiều sự khác biệt. Đối với các thông tin mà doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về Halal, về nhu cầu thị trường Halal, tôi cho rằng, thông qua các đề án trong tương lại mà Chính phủ thực hiện, doanh nghiệp sẽ dần nắm bắt được vấn đề này. Tuy nhiên, đối với văn hoá của người Hồi giáo, tự bản thân doanh nghiệp cần phải có sự trau dồi, nghiên cứu sâu hơn.

Còn đối với các tổ chức chứng nhận Halal hiện nay cũng gặp một số khó khăn. Ví dụ như việc các quốc gia nhập khẩu liên tục thay đổi và có những quy định, yêu cầu ràng buộc mới khiến đôi khi các tổ chức chứng nhận không kịp cập nhật hoặc thời gian quá ngắn không kịp thay đổi theo. Từ đó dẫn đến việc thông tin, hướng dẫn cho doanh nghiệp gặp khó khăn, chậm trễ.

Giả sử nếu một tổ chức chứng nhận có chứng nhận chưa được cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu phê duyệt, chưa được công nhận, thừa nhận thì chứng nhận Halal do tổ chức đó cấp sẽ không được chấp nhận, từ đó dẫn tới việc hàng hoá mắc kẹt tại cảng.

Hiện nay, tại Việt Nam có tới 18 tổ chức chứng nhận về Halal. Mặc dù có nhiều tổ chức quảng bá rằng họ được công nhận, thừa nhận tại nhiều quốc gia, tuy nhiên, trên thực tế đó là thông tin sai sự thật. Những tổ chức này đã làm náo loạn thị trường chứng nhận, làm cho hàng hoá Việt Nam bị hạn chế sang các nước Hồi giáo. Doanh nghiệp khi làm chứng nhận Halal nhưng không chuẩn sẽ không được chấp thuận cho sản phẩm vào thị trường Halal, từ đó dẫn tới việc bị cấm, thậm chí còn kéo theo việc cả ngành hàng bị cấm.

Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ. Tại quốc gia này 5 năm trước đã diễn ra tình trạng có quá nhiều tổ chức chứng nhận nhưng không có sự quản lý nên gây ra sự náo loạn hoạt động chứng nhận, khiến hàng loạt doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Halal. Trong tương lai, nếu không quản lý tốt, Việt Nam rất có thể sẽ phải đối diện với tình trạng này.

Về mặt giải pháp, Chính phủ cần quản lý chặt các tổ chức chứng nhận Halal nhất là theo Nghị định 107/2016 NĐ-CP, đẩy mạnh việc công nhận và thừa nhận quốc tế trong việc cấp, đánh giá chứng nhận Halal cho doanh nghiệp.

MC: Là một trong những doanh nghiệp đã đặt chân vào thị trường Hồi giáo, tạo dựng được uy tín và thương hiệu tại đây, bà có thể chia sẻ kinh nghiệm của Nafoods khi tham giao vào sân chơi này?

Bà Hồ Thị Loan: Đối với Nafoods, dựa trên hạng mục sản phẩm, thị trường sẽ có những thuận lợi, khó khăn và ưu tiên riêng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đơn cử, sản phẩm nước ép, trái cây đông lạnh và những sản phẩm tự nhiên, nguyên chất, nguyên liệu sử dụng không có Haram, được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng nên dễ dàng được cấp chứng nhận Halal. Còn các sản phẩm trái cây sấy hay đóng hộp có sử dụng các thành phần bổ sung như đường thì việc đánh giá sẽ yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Như đường sử dụng phải có chứng nhận Halal và chứng nhận đó phải được đơn vị uy tín cấp.

Ngoài ra, quy trình sản xuất được giám sát và đánh giá chặt chẽ, khi cần thiết phải điều chỉnh quy trình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của tiêu chuẩn. Và Halal không chỉ đơn thuần là tiêu chuẩn áp dụng cho những sản phẩm phân phối ở thị trường Hồi giáo mà đã trở thành một trong những tiêu chuẩn chính yếu trong hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Nafoods.

MC: Như vậy, Việt Nam hiện đã ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực Halal. Vậy, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào khi thâm nhập vào thị trường Halal?

Ông Trần Quốc Dũng: Hiện nay trong các nước Hồi giáo chưa có được bộ tiêu chuẩn chung và hài hòa về tiêu chuẩn Halal, cho nên mỗi khu vực sẽ có tiêu chuẩn riêng. Một trong những khó khăn của Việt Nam khi xây dựng tiêu chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu đó, vì vậy hướng ưu tiên là xây dựng tiêu chuẩn cho những thị trường lớn và tiềm năng, sẽ theo hướng hài hòa và tối đa.

Một hướng nữa đó là các cơ sở dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo, tiêu chuẩn và chuẩn mực với người Hồi giáo sẽ thấp so với tiêu chuẩn, chuẩn mực với yêu cầu nghiêm ngặt của Halal. Tức là một cơ sở dịch vụ không hoàn toàn do người Hồi giáo điều hành và họ có thể có phục vụ những sản phẩm Halal và sản phẩm khác, tuy nhiên phải có sự phân tách sản phẩm để không có sự lẫn lộn các sản phẩm với nhau.

Đây cũng là cách mà chúng ta có thể làm được và cách thức doanh nghiệp đang hướng đến, việc áp dụng tiêu chuẩn Halal của Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu nhận thức được các yêu cầu cơ bản trong sản xuất sản phẩm Halal. Từ đó, dễ dàng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Halal của các quốc gia khác.

MC: Xin được hỏi đại diện Nafoods Group, khi đạt chứng nhận Halal doanh nghiệp Việt sẽ có lợi thế cạnh tranh ra sao?

Bà Hồ Thị Loan: Như tôi đã chia sẻ ngay từ đầu, Halal là tiêu chuẩn quy định sản xuất và đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm cho người Hồi giáo. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng, phát triển và tạo lập uy tín đối với thị trường người Hồi giáo chiếm đến 25% dân số thế giới.

Tiêu chuẩn Halal cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hơn nữa hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra các sản phẩm tốt và có lợi cho sức khoẻ. Điều này hầu hết khách hàng đều nhận thức được và đánh giá cao doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn nói trên, và ngày càng nhiều người tiêu dùng ngoài Hồi giáo thích sử dụng sản phẩm Halal vì những lý do như trên.

MC: Được biết, Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN) đang xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia, vậy lộ trình thực hiện đang được tiến hành ra sao? Trung tâm sẽ hỗ trợ như thế nào cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Hồi giáo, thưa ông?

Ông Trần Quốc Dũng: Tổng cục TCĐLCL đang thực hiện nhiệm vụ thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia. Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia đã được hoàn thành và đang trình xin ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ để gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành lần 2.

Việc thành lập Trung tâm có ý nghĩa rất lớn, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận tiêu chuẩn Halal của các thị trường khác nhau thông qua việc cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal cũng như các quy định, yêu cầu để có thể thâm nhập sâu vào thị trường Halal thế giới và chứng nhận Halal – một điểm nghẽn lớn nhất để xuất khẩu sản phẩm Halal Việt Nam vào thị trường toàn cầu.

Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia sẽ thực hiện đăng ký công nhận/chỉ định của cơ quan Hồi giáo các nước ((JAKIM (Malaisia), MUI (Indonesia), GAC (UAE),…) để có thể cung cấp đa dạng dịch vụ chứng nhận Halal. Dịch vụ của Trung tâm sẽ thuận lợi hơn và giá cả hợp lý hơn so với dịch vụ chứng nhận của các tổ chức nước ngoài, góp phần năng cao tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm Halal Việt Nam.

MC: Thưa quý vị và các bạn!

Có thể nói, nhu cầu đối với sản phẩm được chứng nhận Halal đang ngày một gia tăng. Tại Việt Nam, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, ranh giới giữa các quốc gia dần được xóa mờ bởi sự hội nhập về văn hóa, kinh tế sâu rộng. Chứng nhận Halal sẽ đóng vai trò như chiếc chìa khóa giúp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Hồi giáo.

Hy vọng, với những thông tin được cung cấp trong chương trình tọa đàm hôm nay, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để mở rộng thị trường cùng với chứng nhận Halal.

Người Hồi giáo hiện chiếm khoảng ¼ dân số thế giới, dự kiến chiếm 30% vào năm 2024 và đạt 2,2 tỷ người năm 2030. Ước tính, thị trường Halal toàn cầu sẽ mang lại 5.000 tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường này.

Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ toàn cầu. Như vây, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường vô cùng khó tính với hệ thống tiêu chuẩn khắt khe. Để mở cánh cửa vào thị trường này, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal (theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "được phép"). Có được chứng nhận Halal cũng có nghĩa doanh nghiệp đã nắm trong tay chiếc chìa khóa mở cửa.

Việc nắm vững thông tin về các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Halal là chìa khoá quan trọng để thúc đẩy việc đưa hàng hoá của Việt Nam gia nhập thị trường này ngày càng thuận lợi hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó, Chất lượng Việt Nam tổ chức toạ đàm "Chứng nhận Halal – mở cánh cửa vào thị trường tỷ đô".

Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: 

- Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 

- Ông Mohamed Omar, Tổng Giám đốc Văn phòng Chứng nhận Halal-HCA; 

- Bà Hồ Thị Loan - Giám đốc kinh doanh Công nghiệp, Công ty Cổ phần Nafoods Group.

Toạ đàm sẽ chính thức bắt đầu lúc 9h30 sáng 14/11. Thông tin về toạ đàm sẽ được cập nhật liên tục trên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn).

MC: Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho ông Trần Quốc Dũng. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng thị trường Halal hiện nay? Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp cơ hội, thách thức gì khi tham gia thị trường này?

Ông Trần Quốc Dũng: Sản phẩm Halal không chỉ là thực phẩm như chúng ta thường hay nghĩ tới, thực tế sản phẩm Halal rất rộng bao gồm cả ngành dược mỹ phẩm, thời trang, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng… Như vậy có thể hình dung ngành Hala trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng.

Việt Nam được biết đến là quốc gia có nhiều tiềm năng xuất khẩu sản phẩm ngành Halal, với các lý do như vị trí địa lý thuận lợi, gần những thị trường Halal lớn tại Đông Nam Á, châu Á... có nhiều thế mạnh về thực phẩm, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là có nền nông nghiệp phát triển, với nhiều loại nông sản chất lượng cao. Việt Nam cũng có nền công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về sản phẩm ngành Halal.

Việt Nam là thị trường rộng lớn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện khi tham gia nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Có thể nói, Việt Nam hiện là mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực và liên khu vực: Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kể cả các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam, trong đó có sản phẩm Halal.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã huy động các nguồn lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam, bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.

Halal không còn đơn thuần là tiêu chuẩn dành riêng cho người theo đạo Hồi mà đang dần trở thành tiêu chuẩn mới về bảo đảm an toàn, vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng, quốc gia không theo đạo Hồi quan tâm và lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Halal.

MC: Mặc dù là thị trường tỷ đô nhưng nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đang “bỏ quên” thị trường Hồi giáo vì vướng thủ tục chứng nhận Halal. Thưa ông Giáp, ông nhìn nhận gì về điều này?

Ông Mohamed Omar: Theo tôi, ý kiến cho rằng chúng ta đang bỏ quên thị trường Hồi giáo vì vướng thủ tục chứng nhận Halal là ý kiến mang tính chủ quan. Bởi trên thực tế, nếu như trước đây rất ít kênh thông tin liên quan tới thị trường Halal thì trong 2 năm gần đây có thể nói thị trường Halal đã “gõ cửa” các doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chủ động tiếp cận, tham gia nhiều diễn đàn, triển lãm về Halal được tổ chức ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có cộng đồng người Hồi giáo đông đảo như Indonesia, Malaysia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận thông tin về Halal thông qua các kênh tham tán.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang rất quan tâm và có cơ chế, chính sách cụ thể như việc ban hành các đề án, tiêu chuẩn để thúc đẩy đầu tư, tiếp cận thị trường Halal. Toạ đàm ngày hôm nay do Chất lượng Việt Nam tổ chức cũng chính là một cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin rõ hơn về thị trường này, về những quy định, cách thức để doanh nghiệp có thể tham gia thuận lợi vào thị trường Halal.

Đối với thông tin về chứng nhận Halal, doanh nghiệp có thể tham khảo trên website tổ chức chứng nhận (trong đó có Văn phòng chứng nhận Halal-HCA). Có một điểm lưu ý là nếu doanh nghiệp muốn lấy chứng nhận Halal trực tiếp tại một số nước (ví dụ như Indonesia) thì mất khoảng 6 tháng, còn nếu làm ở Việt Nam sẽ mất khoảng 1 tháng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để không làm mất thời cơ tham gia thị trường Halal.

Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn tổ chức chứng nhận có uy tín để hỗ trợ mình trong việc đáp ứng quy định, hướng tới việc cấp chứng nhận Halal.

MC: Để mở cửa thị trường, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Xin ông cho biết, tiêu chuẩn Halal có những điểm khác biệt gì so với tiêu chuẩn của các thị trường như Mỹ, EU…?

Ông Trần Quốc Dũng: Halal có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là “hợp pháp” và các sản phẩm Halal chính là sản phẩm phù hợp quy định của pháp luật Hồi giáo. Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm.

Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, sản phẩm Halal không chỉ là lựa chọn ưu tiên mà còn là nghĩa vụ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ tiêu thụ sản phẩm Halal.

So với yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường khác thì tiêu chuẩn Halal rất đặc thù. Bên cạnh yêu cầu cơ bản về hệ thống kiểm soát sản xuất, nhân sự… thì doanh nghiệp sản xuất Halal cần đáp ứng yêu cầu đặc thù khác. Chẳng hạn, sản phẩm không phải Haram hoặc sử dụng những thành phần không phải Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran;

Dây chuyền sản xuất không sử dụng chung cho sản xuất Halal và Haram. Đối với doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Ví dụ: Động vật phải được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi giáo và người thực hiện giết mổ phải là người Hồi giáo hoặc người Do Thái.

MC: Vâng, xin được cảm ơn 2 ông. Câu hỏi tiếp theo xin được gửi đến Tập đoàn Nafoods. Được biết, Nafoods đã có mặt tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, tiếp cận nhiều tiêu chuẩn tiên tiến của các quốc gia, khu vực, trong đó có thị trường Hồi giáo. Bà đánh giá như thế nào về tiêu chuẩn Halal? Nafoods có gặp khó khăn khi tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn này?

Bà Hồ Thị Loan: Sản phẩm được sản xuất và cấp chứng nhận Halal là yêu cầu bắt buộc đối với thị trường Hồi giáo. Hiểu một cách sâu hơn là người Hồi giáo có tiêu chuẩn riêng và tiêu chuẩn này quy định các sản phẩm thực phẩm phải được sản xuất an toàn và đảm bảo chất lượng, không có bất cứ nguyên liệu nào bị Luật Hồi giáo cấm như thịt lợn.

Theo thuật ngữ Hồi giáo, Halal là được phép còn Haram là không được phép, cấm kị. Và tiêu chuẩn Halal là chìa khoá để doanh nghiệp bước vào thị trường tiêu thụ của người Hồi giáo. Nafoods Group đã xác định điều này và áp dụng tiêu chuẩn Halal ngay từ những ngày đầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc thù sản phẩm cũng như tìm đến đúng đơn vị tư vấn cấp chứng nhận nên chúng tôi hầu như không gặp khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn này.

MC: Xin được trở lại với ông Mohamed Omar. Thưa ông, quy trình cụ thể để cấp chứng nhận Halal ra sao, sản phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Ông Mohamed Omar: Hiện nay, quy trình chứng nhận đang được áp dụng tại Văn phòng Chứng nhận Halal-HCA bao gồm một số bước cơ bản.

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận

Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu QF03,01 và QF03.01B và chọn chương trình chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu. Nộp phiếu đăng kí chứng nhận (gồm có: Mẫu QF03.01. Application Form; Mẫu QF03.01B. List of ingredients – ddtives – chemicals).

Tổ chức đăng kí chứng nhận Halal cần tìm hiểu rõ thị trường xuất khẩu của sản phẩm để tiến hành lựa chọn theo 3 chương trình chứng nhận: AKIM Malaysia, MUI Indonesia, GCC ( GCC bao gồm: UAE, Kuwwait, Oman, Quatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen).

Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng dựa theo thông tin khách hàng cung cấp

HCA tiến hành xem xét đăng kí chứng nhận và thông báo tới tổ chức về chi phí chứng nhận. Hợp đồng chứng nhận được kí kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Đánh giá hồ sơ (tại nhà máy hoặc qua mail): Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm: Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức); Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập; Các giấy phép hoạt động (nếu có); Quy trình/Sơ đồ sản xuất sản phẩm chứng nhận; Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận; Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có); Các hồ sơ chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.

HCA sẽ đánh giá hồ sơ và thông báo đến tổ chức để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ thời điểm sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1 (đủ các điều kiện: Hợp đồng đã được ký kết, đã gửi hồ sơ giai đoạn 1, đã tạm ứng 30% giá trị hợp đồng). Nếu quá thời hạn này, hồ sơ được xem là không hợp lệ.

Bước 4: Đánh giá Giai đoạn 2 (đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất): Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 1500:2019, GSO 2055-1, MUI... Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

Bước 5: Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng nhận: Kết thúc quá trình đánh giá, Đoàn chuyên gia đánh giá lập báo cáo đánh giá gửi cho tổ chức được đánh giá, gửi HCA để xem xét và ra quyết định chứng nhận. Trong trường hợp có những điểm không phù hợp, tổ chức được đánh giá phải tiến hành biện pháp khắc phục, gửi báo cáo hành động khắc phục và bằng chứng kèm theo đến HCA trong khoảng thời gian đã định là 30 ngày kể từ ngày đánh giá hiện trường. HCA có trách nhiệm xem xét hiệu quả của hành động khắc phục.

HCA tiến hành trình báo cáo đánh giá và các bằng chứng kèm theo cho hội đồng chứng nhận đánh giá và thẩm xét hồ sơ để đảm bảo rằng các hoạt động đánh giá đã diễn ra theo đúng yêu cầu, đúng thủ tục và các điểm không phù hợp đều đã được tổ chức khắc phục một cách kịp thời, thích hợp trước khi cấp chứng nhận.

Sự phù hợp trong đánh giá Halal: Văn Phòng Chứng nhận Halal - HCA sẽ đánh giá sự phù hợp việc tuân thủ Halal thông qua giám sát định kỳ hoặc bất ngờ khi có bằng chứng cho thấy công ty không tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn Halal. Khi phát hiện trong khoảng thời gian sau khi cấp giấy chứng nhận Halal, bất kỳ thay đổi được thực hiện bởi các nhà sản xuất mà không được chấp thuận trước của Văn phòng Chứng nhận Halal - HCA sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ hoặc thu hồi.

MC: Ở góc độ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chúng ta đã có những định hướng gì để thúc đấy phát triển ngành công nghiệp Halal, hỗ trợ hoạt động DN, thưa ông?

Ông Trần Quốc Dũng: Ở góc độ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tới nay, Việt Nam đã ban hành 5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal (Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; Thức ăn chăn nuôi Halal; Thực phẩm Halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật) và TCVN 13888 - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm Halal.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xây dựng tiêu chuẩn rất mới về yêu cầu đối với tổ chứng nhận Halal. Như vậy, chúng ta cũng bắt đầu có những bước xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về Halal và định hướng tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn cho những nhóm sản phẩm chủ lực, hướng đến thị trường xuất khẩu tiềm năng, làm sao để tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, hiện nay yêu cầu pháp lý cho hoạt động chứng nhận và đánh giá sự phù hợp, hoạt động thử nghiệm thực hiện theo Luật TC&QCKT, Luật CLSPHH. Cụ thể, Nghị định 107/CP-NĐ của Chính phủ quy định các tổ chức chứng nhận, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức thử nghiệm đều phải đăng ký hoạt động và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có nhiều tổ chức làm các hoạt động chứng nhận tuy nhiên hệ thống và cách thức chưa theo được yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, Tổng cục TCĐLCL đang đề xuất xây dựng Nghị định quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng về lĩnh vực Halal.

Ngoài ra, để chứng nhận của chúng ta được chấp nhận ở thị trường các nước Hồi giáo, Tổng cục TCĐLCL cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để đạt được thỏa thuận thừa nhận song phương giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo. Hiện nay chúng ta đã ký kết MoU với Iran, sắp tới là UAE và một số nước Hồi giáo khác.

MC: Đối với tổ chức chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực Halal sẽ có những thuận lợi và khó khăn nào? Ông có đề xuất gì về cơ chế, chính sách cho các tổ chức chứng nhận hay không?

Ông Mohamed Omar: Về mặt thuận lợi, hiện doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Halal hầu hết là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, đây là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Việc hàng hoá chủ yếu là nông sản cũng tạo thuận lợi cho quá trình mà các tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá sự phù hợp nguyên liệu đầu vào xem nguyên liệu đó có chuẩn Halal hay không, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu này.

Đặc biệt, không ít doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ cho thị trường Halal đã tiến hành đào tạo cho công nhân, nhân viên làm việc tại doanh nghiệp thông tin, kiến thức về Halal. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc áp dụng, tuân thủ quy định về Halal ngay trong quá trình sản xuất.

Về khó khăn, hiện nay hiểu biết của doanh nghiệp về nhu cầu thị trường, văn hoá người Hồi giáo chưa nhiều. Trong khi đó, văn hoá, lối sống, văn hoá kinh doanh của người Hồi giáo lại có nhiều sự khác biệt. Đối với các thông tin mà doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về Halal, về nhu cầu thị trường Halal, tôi cho rằng, thông qua các đề án trong tương lại mà Chính phủ thực hiện, doanh nghiệp sẽ dần nắm bắt được vấn đề này. Tuy nhiên, đối với văn hoá của người Hồi giáo, tự bản thân doanh nghiệp cần phải có sự trau dồi, nghiên cứu sâu hơn.

Còn đối với các tổ chức chứng nhận Halal hiện nay cũng gặp một số khó khăn. Ví dụ như việc các quốc gia nhập khẩu liên tục thay đổi và có những quy định, yêu cầu ràng buộc mới khiến đôi khi các tổ chức chứng nhận không kịp cập nhật hoặc thời gian quá ngắn không kịp thay đổi theo. Từ đó dẫn đến việc thông tin, hướng dẫn cho doanh nghiệp gặp khó khăn, chậm trễ.

Giả sử nếu một tổ chức chứng nhận có chứng nhận chưa được cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu phê duyệt, chưa được công nhận, thừa nhận thì chứng nhận Halal do tổ chức đó cấp sẽ không được chấp nhận, từ đó dẫn tới việc hàng hoá mắc kẹt tại cảng.

Hiện nay, tại Việt Nam có tới 18 tổ chức chứng nhận về Halal. Mặc dù có nhiều tổ chức quảng bá rằng họ được công nhận, thừa nhận tại nhiều quốc gia, tuy nhiên, trên thực tế đó là thông tin sai sự thật. Những tổ chức này đã làm náo loạn thị trường chứng nhận, làm cho hàng hoá Việt Nam bị hạn chế sang các nước Hồi giáo. Doanh nghiệp khi làm chứng nhận Halal nhưng không chuẩn sẽ không được chấp thuận cho sản phẩm vào thị trường Halal, từ đó dẫn tới việc bị cấm, thậm chí còn kéo theo việc cả ngành hàng bị cấm.

Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ. Tại quốc gia này 5 năm trước đã diễn ra tình trạng có quá nhiều tổ chức chứng nhận nhưng không có sự quản lý nên gây ra sự náo loạn hoạt động chứng nhận, khiến hàng loạt doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Halal. Trong tương lai, nếu không quản lý tốt, Việt Nam rất có thể sẽ phải đối diện với tình trạng này.

Về mặt giải pháp, Chính phủ cần quản lý chặt các tổ chức chứng nhận Halal nhất là theo Nghị định 107/2016 NĐ-CP, đẩy mạnh việc công nhận và thừa nhận quốc tế trong việc cấp, đánh giá chứng nhận Halal cho doanh nghiệp.

MC: Là một trong những doanh nghiệp đã đặt chân vào thị trường Hồi giáo, tạo dựng được uy tín và thương hiệu tại đây, bà có thể chia sẻ kinh nghiệm của Nafoods khi tham giao vào sân chơi này?

Bà Hồ Thị Loan: Đối với Nafoods, dựa trên hạng mục sản phẩm, thị trường sẽ có những thuận lợi, khó khăn và ưu tiên riêng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đơn cử, sản phẩm nước ép, trái cây đông lạnh và những sản phẩm tự nhiên, nguyên chất, nguyên liệu sử dụng không có Haram, được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng nên dễ dàng được cấp chứng nhận Halal. Còn các sản phẩm trái cây sấy hay đóng hộp có sử dụng các thành phần bổ sung như đường thì việc đánh giá sẽ yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Như đường sử dụng phải có chứng nhận Halal và chứng nhận đó phải được đơn vị uy tín cấp.

Ngoài ra, quy trình sản xuất được giám sát và đánh giá chặt chẽ, khi cần thiết phải điều chỉnh quy trình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của tiêu chuẩn. Và Halal không chỉ đơn thuần là tiêu chuẩn áp dụng cho những sản phẩm phân phối ở thị trường Hồi giáo mà đã trở thành một trong những tiêu chuẩn chính yếu trong hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Nafoods.

MC: Như vậy, Việt Nam hiện đã ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực Halal. Vậy, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào khi thâm nhập vào thị trường Halal?

Ông Trần Quốc Dũng: Hiện nay trong các nước Hồi giáo chưa có được bộ tiêu chuẩn chung và hài hòa về tiêu chuẩn Halal, cho nên mỗi khu vực sẽ có tiêu chuẩn riêng. Một trong những khó khăn của Việt Nam khi xây dựng tiêu chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu đó, vì vậy hướng ưu tiên là xây dựng tiêu chuẩn cho những thị trường lớn và tiềm năng, sẽ theo hướng hài hòa và tối đa.

Một hướng nữa đó là các cơ sở dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo, tiêu chuẩn và chuẩn mực với người Hồi giáo sẽ thấp so với tiêu chuẩn, chuẩn mực với yêu cầu nghiêm ngặt của Halal. Tức là một cơ sở dịch vụ không hoàn toàn do người Hồi giáo điều hành và họ có thể có phục vụ những sản phẩm Halal và sản phẩm khác, tuy nhiên phải có sự phân tách sản phẩm để không có sự lẫn lộn các sản phẩm với nhau.

Đây cũng là cách mà chúng ta có thể làm được và cách thức doanh nghiệp đang hướng đến, việc áp dụng tiêu chuẩn Halal của Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu nhận thức được các yêu cầu cơ bản trong sản xuất sản phẩm Halal. Từ đó, dễ dàng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Halal của các quốc gia khác.

MC: Xin được hỏi đại diện Nafoods Group, khi đạt chứng nhận Halal doanh nghiệp Việt sẽ có lợi thế cạnh tranh ra sao?

Bà Hồ Thị Loan: Như tôi đã chia sẻ ngay từ đầu, Halal là tiêu chuẩn quy định sản xuất và đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm cho người Hồi giáo. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng, phát triển và tạo lập uy tín đối với thị trường người Hồi giáo chiếm đến 25% dân số thế giới.

Tiêu chuẩn Halal cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hơn nữa hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra các sản phẩm tốt và có lợi cho sức khoẻ. Điều này hầu hết khách hàng đều nhận thức được và đánh giá cao doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn nói trên, và ngày càng nhiều người tiêu dùng ngoài Hồi giáo thích sử dụng sản phẩm Halal vì những lý do như trên.

MC: Được biết, Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN) đang xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia, vậy lộ trình thực hiện đang được tiến hành ra sao? Trung tâm sẽ hỗ trợ như thế nào cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Hồi giáo, thưa ông?

Ông Trần Quốc Dũng: Tổng cục TCĐLCL đang thực hiện nhiệm vụ thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia. Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia đã được hoàn thành và đang trình xin ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ để gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành lần 2.

Việc thành lập Trung tâm có ý nghĩa rất lớn, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận tiêu chuẩn Halal của các thị trường khác nhau thông qua việc cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal cũng như các quy định, yêu cầu để có thể thâm nhập sâu vào thị trường Halal thế giới và chứng nhận Halal – một điểm nghẽn lớn nhất để xuất khẩu sản phẩm Halal Việt Nam vào thị trường toàn cầu.

Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia sẽ thực hiện đăng ký công nhận/chỉ định của cơ quan Hồi giáo các nước ((JAKIM (Malaisia), MUI (Indonesia), GAC (UAE),…) để có thể cung cấp đa dạng dịch vụ chứng nhận Halal. Dịch vụ của Trung tâm sẽ thuận lợi hơn và giá cả hợp lý hơn so với dịch vụ chứng nhận của các tổ chức nước ngoài, góp phần năng cao tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm Halal Việt Nam.

MC: Thưa quý vị và các bạn!

Có thể nói, nhu cầu đối với sản phẩm được chứng nhận Halal đang ngày một gia tăng. Tại Việt Nam, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, ranh giới giữa các quốc gia dần được xóa mờ bởi sự hội nhập về văn hóa, kinh tế sâu rộng. Chứng nhận Halal sẽ đóng vai trò như chiếc chìa khóa giúp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Hồi giáo.

Hy vọng, với những thông tin được cung cấp trong chương trình tọa đàm hôm nay, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để mở rộng thị trường cùng với chứng nhận Halal.

https://vietq.vn (ntptuong)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài