SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu hiệu suất trích ly protein từ da cá tra

[17/12/2012 20:04]

Ở các nhà máy chế biến, tỷ lệ fillet cá tra đạt khoảng 35% còn lại là 65% là phế phẩm như xương, da, thịt vụn, nội tạng, mỡ. Đối với phế phẩm này, một số phần được tách riêng để chế biến tiếp thành những sản phẩm giá trị gia tăng tiêu dùng nội địa như bong bóng, bao tử, thịt vụn, mỡ thì phần còn lại chủ yếu vẫn được sử dụng làm bột cá.

Da cá tra cũng nằm trong thành phần phụ phẩm này với tỷ lệ khoảng 5-6%. Như vậy, nếu trong  một năm riêng vùng ĐBSCL sản xuất khoảng 600.000 tấn cá tra fillet  thì sẽ có khoảng 85.000 - 100.000 tấn da cá tra được thải ra. Vì vậy, việc nghiên cứu chế biến những phụ phẩm thành chính phẩm là một trong những mục tiêu của các nhà máy chế biến thủy sản hiện nay.

Nghiên cứu này do nhóm tác giả Nguyễn Công Hà, Phạm Phương Thảo và Nguyễn Văn Anh Nhiễn, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa NN&SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm mục đích tận dụng nguồn phụ phẩm từ các quy trình chế biến cá tra dồi dào một nguồn nguyên liệu rẻ tiền nhưng có hàm lượng đạm tương đối cao để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn mà trước đây cũng như hiện nay chưa được sử dụng hiệu quả.

Nghiên cứu đã tiến hành trích ly nguồn đạm này bằng acid và acid kết hợp với enzyme Bromelain. Vấn đề đặt ra  cho quá trình nghiên cứu là khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly protein như: nồng độ butanol, thời gian ngâm butanol, nồng độ acid acetic, nồng độ enzyme bromelain, thích hợp trên cùng một lượng cơ chất phụ phẩm da cá tra, thời gian trích ly.

Kết quả nghiên cứu cho thấy,  nồng độ butanol thích hợp để loại béo là 10% với thời gian ngâm là 48 giờ và hàm lượng protein sau khi loại béo là 24,6% so với hàm lượng protein nguyên liệu da cá tra là 19,95%. Trích ly bằng acid, thời gian  trích ly thích hợp là 72 giờ, nồng acid  acetic 0,3M % thu hồi protein  11,18% cho hiệu suất trích ly  40,62%. Trích ly bằng acis kết hợp với enzyme bromelain, ở nồng độ enzyme 2% (TU/ml=4,22), thời gian trích ly thích hợp là 48 giờ , % thu hồi protein là 17, 23% cho hiệu suất trích ly cao nhất là 62,54%.

Kết quả trên đã cho thấy, có thể trích ly protein từ da cá tra cho hiệu suất cao.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học CAAB năm 2012.
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài