SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

So sánh hiệu quả của natri silicat và canxi silicat lên khả năng chịu mặn trên lúa OM4900 giai đoạn mạ.

[23/04/2013 14:55]

Đề tài do nhóm tác giả Trần Phú Hữu và Phạm Phước Nhẫn, Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu khả năng cải thiện tính kháng mặn trên giống lúa OM4900 của natri silicat và canxi silicat được đánh giá và so sánh để tìm ra nồng độ tối ưu.

Ảnh minh họa

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp rộng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết thay đổi thất thường như mưa bão, hạn hán, lũ lụt,… gây bất lợi không nhỏ cho ngành trồng lúa toàn vùng, đặc biệt là sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong đất liền hàng chục km vào những tháng màu khô ở các tỉnh ven biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất lúa.

Mặn là một trong những nhân tố gây stress phi sinh học quan trọng làm giảm năng suất cây trồng, tác động tiêu cực đến sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới.

Silic (Si) có vai trò quan trọng trên cây trồng trong việc chống chịu các yếu tố bất lợi của môi trường sống, và là một nguyên tố mang lại lợi ích đáng kể cho cây trồng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số cơ chế thông qua đó Si có thể làm tăng tính chịu mặn của cây bao gồm: làm tăng tiềm năng nước trong cây, kích thích phản ứng oxy hóa của cây, giảm sự hấp thu Na+ và nâng cao sự hấp thu K+ của cây. Do đó, Si đã giữ tầm quan trọng cho sự tăng trưởng tốt hơn của cây dưới điều kiện mặn.

Hạt giống lúa OM4900, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, có phẩm chất gạo tốt và được trồng phổ biến hiện nay. Cây lú được trồng trong điều kiện xử lý mặn nhân tạo ở mức 2‰ ằng muối NaCl có bổ sung natri silicat và canxi silicat ở các nồng độ 0, 50, 100, 150, 200 và 250 mg/L. Kết quả cho thấy, hợp chất silic với canxi cho hiệu quả cải thiện chiều cao cây vượt trội hơn ở tất cả các nồng độ bổ sung so với natri silicat. Về mặt biến dưỡng, bổ sung silic qua hợp chất canxi silicat duy trì được hàm lượng đường trong rễ và trong nội nhũ hạt cao hơn so với natri silicat. Các mức silic bổ sung không gây biến động lớn về sinh tổng hợp proline trong thân lúa cũng như hàm lượng silic còn lại trong vỏ trấu ở thời điểm 8 ngày sau khi gieo. Tuy nhiên, khi nồng độ bổ sung càng cao thì hàm lượng silic còn lại trong dung dịch trồng lúa càng nhiều, đặc biệt là với hợp chất canxi silicat.

Tóm lại, ở mức độ mặn 2‰ natri silicat giúp lúa OM4900 chống chịu tốt khi bổ sung ở mức 50 – 150mg/L, còn canxi silicat cho hiệu quả tốt khi bổ sung ở nồng độ cao hơn, từ 150 – 250 mg/L.

Tạp chí NN&PTNT, 11/2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài