SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
25/05/2024 19:42
Bụp giấm hay bụt giấm (Hibiscus sabdariffla L.) là loài thuộc họ Malvaceae có nguồn gốc ở Tây Phi. Bụp giấm là loài dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mạnh nên chúng mọc được ở nhiều vùng thuộc châu Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Đối với bụp giấm, đài hoa được xem là bộ phận chính và thường được sử dụng nhất. Đài hoa bụp giấm có màu đỏ sẫm hấp dẫn, vị chua đặc trưng và có hàm lượng anthocyanin khá cao. Theo các nghiên cứu, đài hoa của bụp giấm rất giàu carbohydrate, chất xơ, protein, vitamin (niacin, riboflavin và acid ascorbic), khoáng chất (Ca, Fe, K, Mg) và các acid hữu cơ (acid citric, malic, hibsicic, oxalic, tartaric). Bên cạnh đó, đài hoa bụp giấm cũng chứa một lượng đáng kể các hợp chất có hoạt tính sinh học như acid phenolic, flavonoid, anthocyanin và acid hữu cơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đài hoa có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, chống vi khuẩn, chống tăng lipid máu, hạ huyết áp, ức chế kết tập tiểu cầu, lợi tiểu, chống ung thư, bảo vệ gan và điều hòa miễn dịch. Do những giá trị từ đài hoa mang lại mà nhiều nghiên cứu trong nước đã được thực hiện để ứng dụng bụp giấm như một loại thực phẩm chức năng hay làm chất bổ sung trong thực phẩm. Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường chỉ phổ biến một số dòng sản phẩm truyền thống có sử dụng bụp giấm như nước cốt, mứt, sirô và trà hoa khô.
27/05/2024 11:25
Hiện tượng ăn mòn kim loại và hợp kim là một vấn đề lớn trên toàn thế giới, đặc biệt ảnh hưởng đến nền kinh tế công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các tòa nhà. Vật liệu kim loại bị ăn mòn một cách tự nhiên, do tương tác với khí quyển và tiếp xúc với môi trường oxy hóa, chẳng hạn như dung dịch axit và NaCl. Ăn mòn cốt thép trong bê tông cốt thép là một quá trình điện hóa gây ra sự hòa tan của sắt để tạo thành một loạt các sản phẩm rắn. Sản phẩm ăn mòn là một hỗn hợp các oxit sắt, hydroxit và oxit ngậm nước.
27/05/2024 10:37
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2022 tại Lào Cai với tổng số 192 mẫu cá thu được trên các đối tượng là cá Chép, cá Trắm, cá Rô phi (nhóm cá nuôi truyền thống) và cá Hồi, cá Tầm (nhóm cá nuôi nước lạnh). Phương pháp soi tươi được áp dụng cho chỉ tiêu nấm, nuôi cấy phân lập cho vi khuẩn và kỹ thuật PCR cho chỉ tiêu vi rút. Kết quả cho thấy tác nhân nấm được phát hiện với tỷ lệ nhiễm cao ở cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu cá nuôi truyền thống (83,3%) và cá nuôi nước lạnh (66,7%); trong số đó hơn 90% là nhiễn nấm mang Branchiomyces sp.; còn lại là Dermocystidium sp. và Aphanomyces sp., thời gian bắt gặp là từ tháng 5 đến tháng 12. Trong khi đó tác nhân do vi khuẩn bắt gặp thấp hơn, tỷ lệ nhiễm các loài vi khuẩn Edwardsiella sp., Streptococcus sp. và Aeromonas sp. trong khoảng từ 20 đến 35%, đặc biệt thời gian các tháng 9, 10 có tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp hơn các tháng khác. Để hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra cho các đối tượng nuôi, người nuôi cần xử lý nước trước khi cho chảy vào ao/bể nuôi để hạn chế tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, nấm hạt và đặc biệt là bệnh do nấm mang, định kỳ hàng tháng cho cá ăn vitamin C hoặc vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, lượng amoniac và lượng chất hữu cơ trong ao nuôi để giảm thiệt hại khi cá bị nhiễm nấm mang.
27/05/2024 09:41
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ mắc lao, đặc điểm X-quang ngực ở bệnh nhân mắc lao phổi và một số yếu tố liên quan đến lao phổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2023.
27/05/2024 09:37
Việc ứng dụng kết hợp các đơn chất kháng nấm có thể giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ vật dụng bằng gỗ hay những vật liệu có nguồn gốc từ gỗ.
27/05/2024 09:27
Các loại thuốc được bào chế từ nguồn gốc thực vật hiện nay đang góp phần quan trọng trong việc giúp phòng ngừa hoặc điều trị đối với nhiều loại bệnh cùng hiệu quả tương tự các loại thuốc tổng hợp hóa học thông thường. Dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều dân tộc trên thế giới, với những mục đích khác nhau trong việc phòng ngừa và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, những hợp chất tự nhiên (flavonoids, polyphenols, saponins, alkaloids, …) được báo cáo có nhiều đặc tính sinh học có lợi cho sức khỏe như khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm, kháng ung thư. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm đến việc khám phá và sàng lọc các hoạt tính sinh học có lợi có trong thực vật, mang đến nhiều cơ hội trong việc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực với mục tiêu cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.
27/05/2024 09:19
Kết quả của việc nghiên cứu tác dụng giảm đau của cao đặc chiết xuất từ bìm bịp, ngũ trảo, thanh táo và lá lốt (cao BNTL) trên thực nghiệm động vật sẽ bước đầu cung cấp cơ sở khoa học làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về tác dụng của bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên được dùng tại chỗ.
27/05/2024 09:10
Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng liên quan, sự nảy chồi u, đặc điểm mô bệnh học của ung thư biểu mô đại trực tràng. Tìm hiểu mối tương quan giữa đặc điểm nảy chồi u với một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô đại - trực tràng.
27/05/2024 09:06
Nấm là một loài sinh vật nhân thực không có chất diệp lục, sống dị dưỡng. Trong hệ thống phân loại năm giới nấm xếp hàng thứ ba, ngang với thực vật và động vật. Nấm rơm là nấm nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm 100 loài, trong đó có 20 loài được ghi nhận và mô tả. Loại được trồng phổ biến có tên khoa học là Volvariella volvaceae. Việt Nam là một nước nông nghiệp, đồng thời có nhiều điều kiện cho việc phát triển nghề trồng nấm, đặc biệt là các tỉnh phía Nam khí hậu gần như ổn định quanh năm, nấm có thể được cung cấp suốt bốn mùa. Mặt khác, hiện nay, dân số thế giới đã hơn 6 tỉ, mà sẽ tiếp tục gia tăng trong thế kỷ 21 này trong đó có hai thách thức lớn đặt ra cho nhân loại theo hai hướng đối ngược: Gia tăng nguồn thực phẩm với số lượng lớn hơn và chất lượng tốt hơn. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Trồng nấm đáp ứng được yêu cầu này. Nấm rơm Volvariella volvacea là loài nấm ăn ngon được chủ động nuôi trồng tuy nhiên cần chú ý nghiên cứu sâu để nâng cao năng suất.
27/05/2024 08:54
Vấn đề quản lý cỏ dại hiệu quả đã luôn là thách thức lớn của mọi nền nông nghiệp trên thế giới. Cỏ dại làm suy giảm năng suất của nhiều loại cây trồng, điển hình là lúa nước. Trong đó, Cỏ Lồng Vực nước (Echinochloa crus-galli L.) (CLV nước) là loài thực vật được xếp vào nhóm C4 với đặc điểm là có sức sống mạnh mẽ, bộ rễ chắc khỏe, khả năng quang hợp và hiệu quả trong sử dụng nước và dinh dưỡng nitơ (đạm) cao hơn hẳn cây lúa. Bên cạnh đó, trên đồng ruộng CLV nước thường vươn cao hơn lúa để cạnh tranh ánh sáng, từ đó làm suy giảm sức sinh trưởng của lúa và gây suy giảm năng suất lúa. Trong nhiều thập niên qua, sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hóa học đã được xem là biện pháp rất hữu hiệu trong quản lý cỏ dại nói chung và CLV nước nói riêng. Mặc dù thế nhưng việc sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hóa học trong thời gan dài, lạm dụng với liều lượng cao đã gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như: ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, ...), tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, suy giảm chất lượng đất, đặc biệt là gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Bên cạnh đó hiện nay, một số loài cỏ dại đã biểu hiện tính kháng thuốc diệt cỏ. Vì thế, các nghiên cứu sản xuất các loại thuốc diệt cỏ thế hệ mới, có hiệu quả tiêu diệt cao nhưng đảm bảo tính an toàn từ tự nhiên đang là hướng đi mới và rất thiết thực.
21/05/2024 14:14
Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức và thái độ của bác sĩ về sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2022-2023.
23/05/2024 15:37
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh ghẻ tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2022-2023.
25/05/2024 19:51
Cây rau tần (cây húng chanh) có tên khoa học là Plectranthus amboinicus. Cây thuộc họ thân thảo, trồng quanh vườn, có mùi thơm độc đáo, nhiều nhánh, mọng nước, cao 30-90 cm, lá và thân dày, có thể được tìm thấy ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ. Nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Praveena Bhatt và cộng sự (2013) đã cho thấy, trong thành phần hóa học của dịch chiết lá tần có 49,91 mg GAE/g phenolic tổng số, 26,6 mg RE/g flavonoid tổng số và 0,7 mg TAE/g tannin ngưng tụ. Trong số các phenolic cóaxitrosmarinic6,160 mg/g, axit caffeic 0,770 mg/g, rutin 0,324 mg/g, axit gallic 0,260 mg/g, quercetin 0,15 mg/g và axit p-coumaric 0,104 mg/g. Dịch chiết lá tần cũng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và tác dụng chống tăng sinh đối với các dòng tế bào ung thư: Caco-2, HCT-15 và MCF-7. Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu trong lá tần khá cao, lên đến 0,12% v/w trọng lượng tươi của lá [3]. Tinh dầu trong rau tần đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và khả năng diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt rét Anopheles stephensi. Tổng số 26 loại tinh dầu đã được xác định bằng GC và GC-MS gồm: carvacrol 28,65%, thymol 21,66%, α-humulene 9,67%, decanal 8,29%, γ-terpinene 7,76%, ρ-cymene 6,46%, caryophyllene oxit 5,85%, α-terpineol 3,28% và β-selinene 2,01%.
23/05/2024 15:14
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự hài lòng của sinh viên năm cuối ngành y khoa về hoạt động giảng dạy lâm sàng tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
26/05/2024 21:28
Quả bơ Booth7 có các thành phần dinh dưỡng cao trong quả, như acid oleic, linoleic, palmitic và palmitoleic; vitamin A, B, C, E, K và các khoáng chất, kali, phốt pho, magiê và sắt. Hơn nữa, quá trình hô hấp liên tục của bơ sau khi thu hoạch là nguyên nhân dẫn đến quả bơ bị mềm và giảm chất lượng trong thời gian bảo quản. Quá trình lão hóa và chín ở trái cây xảy ra bởi ethylene và có thể trì hoãn bằng cách sử dụng các chất ức chế sinh tổng hợp và hoạt động của ethylene. Sodium nitroprusside (SNP) là chất giải phóng oxit nitric (NO) trong dung dịch nước. Oxit nitric (NO) một chất ức chế sinh tổng hợp ethylene, ngăn chặn quá trình tổng hợp ethylene thông qua ức chế hoạt động của enzyme 1-aminocyclopropane 1-carboxylic acid (ACC), synthase (ACS), một enzyme chủ chốt trong con đường sinh tổng hợp ethylene.
Trang: Đầu Trước ... 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ