SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tin tiếp theo
15/01/2025 15:04
Rối loạn giấc ngủ ở sinh viên y khoa dẫn đến những ảnh hưởng xấu về kết quả học tập, sức khỏe tổng thể, thậm chí là phạm phải sai sót y tế và sự an toàn của bệnh nhân. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ đối với sinh viên y khoa là điều cần thiết vì nó có tác động rõ ràng đến sức khỏe tâm thần, mức độ căng thẳng và chăm sóc bệnh nhân. Vì thế, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Võ Trang Hiền Muội, Trần Khả Vi, Nguyễn Thị Hạnh Vy, Nguyễn Thuý Vy, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Tấn Đạt thuộc Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã thực hiện với mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022.
14/01/2025 14:37
Việc tìm ra nguyên nhân và các yếu tố liên quan gây bệnh cũng như có phương pháp điều trị đặc hiệu có thể góp phần giải quyết được tình trạng mày đay mạn tính qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Lương Thị Lý và các cộng sự tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021.
14/01/2025 15:56
Các tác giả Kinh Thị Mỹ Dung, Diệp Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Trúc Ly, Trượng Thị Ánh Lệ, Ngô Minh Khôi, Phan Thị Trung Ngọc, Trần Tú Nguyệt - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng bệnh dại và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh dại của người dân có nuôi chó mèo tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2023.
14/01/2025 15:39
Sự già hóa của dân số Việt Nam đang diễn ra ngày càng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về nhận thức và kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình liên quan đến việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Vì vậy, các tác giả Lê Quốc Dũng, Lê Thị Minh Tâm, Trần Thị Thanh Trúc thuộc Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã thực hiện với mục tiêu nghiên cứu nhằm khám phá kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi của họ tại nhà.
14/01/2025 15:21
Cây Đan sâm là một thảo dược quý, được dùng để trị các bệnh tim mạch từ hàng trăm năm trong y học cổ truyền nhiều nước, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về giải phẫu đã được công bố. Vậy, nghiên cứu được thực hiện bởi Trần Thị Thu Trang thuộc Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Lý Ngọc Huyền, Nguyễn Đỗ Lâm Điền thuộc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN để góp phần định danh đúng loài Đan sâm.
14/01/2025 14:54
Nhiễm trùng hậu môn-trực tràng bao gồm áp xe hậu môn-trực tràng và rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở vùng hậu môn, đứng thứ 2 sau bệnh trĩ. Trong đó, bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tuy không gây nguy hiểm chết người, nhưng làm cho bệnh nhân có nhiều phiền toái trong sinh hoạt, trong cuộc sống, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động. Vậy, việc nghiên cứu được tác giả Nguyễn Phổ - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn phức tạp.
14/01/2025 15:31
Nghiên cứu toàn diện công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu đã chỉ ra rằng việc uống cà phê vào buổi sáng có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và tuổi thọ.
14/01/2025 15:44
Nghiên cứu mới từ Đại học Michigan đã phát hiện ra polyphosphate, một loại polymer sinh học phổ biến, có thể đóng vai trò như "mật độ bí ẩn" trong các sợi tơ liên quan đến bệnh Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh khác.
14/01/2025 16:05
Nghiên cứu quy mô lớn về vi khuẩn Klebsiella pneumoniae kháng thuốc tại Ả Rập Saudi, do Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc vương Abdullah (KAUST) phối hợp với Bộ Y tế Saudi (MOH) thực hiện, đã thu thập mẫu từ 34 bệnh viện ở 15 thành phố trên khắp đất nước. Dữ liệu này tạo điều kiện cho việc phân tích di truyền toàn diện, giúp đánh giá sự đa dạng và tình trạng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn này.
14/01/2025 14:43
Chế biến cà rốt có ảnh hưởng đến lượng hợp chất có lợi cho sức khỏe, mặc dù không hoàn toàn làm mất đi các thành phần này. Theo các chuyên gia, ngay cả khi cà rốt được chiên hoặc luộc trong thời gian dài, một số hợp chất hoạt tính sinh học vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên, để giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể, việc tiêu thụ cà rốt sống hoặc nấu chín sơ dường như là lựa chọn tối ưu.
13/01/2025 16:52
Việc chuyển đổi các luồng chất thải CO2 công nghiệp thành nguyên liệu đầu vào một cách tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là rất cần thiết để các ngành công nghiệp đạt được mục tiêu khí hậu của EU, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh.
09/01/2025 15:23
Việc bổ sung fluoride vào nước uống đã trở thành một biện pháp y tế cộng đồng quan trọng từ giữa thế kỷ 20, bắt đầu với phát hiện của Tiến sĩ Frederick McKay ở Colorado Springs. Ông nhận thấy rằng cư dân vùng này có những vết ố nâu trên răng nhưng lại ít bị sâu răng.
13/01/2025 07:47
Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết đoàn viên công đoàn, người lao động tại thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
10/01/2025 10:12
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 10/2024, nhằm tham gia thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, tăng cường đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong giảm phát thải khí nhà kính; Phổ biến, định hướng cho cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN trên toàn quốc tham gia nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới, công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực, các giải pháp mới về cơ chế, chính sách thúc đẩy mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam, Bộ KH&CN phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học triển khai Chương trình KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng ĐBSCL vào sáng ngày 10/01/2025, tại Trường Đại học Cần Thơ.
09/01/2025 10:01
Các thử nghiệm trên ruồi giấm (Drosophila melanogaster) đã chứng minh rằng những con cái giao phối với côn trùng đực đã được biến đổi gen theo phương pháp Kỹ thuật Toxic Male (TMT) có tuổi thọ giảm từ 37–64% so với những con cái giao phối với những con đực không bị biến đổi gen. Điều này cho thấy sức mạnh của TMT trong việc giảm chu kỳ sống của côn trùng cái, từ đó hạn chế khả năng lây lan bệnh tật.
Trang: Đầu Trước ... 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ