SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ứng dụng tin học trong công tác quản lý lý lịch đại biểu hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và cán bộ xã, phường, thị trấn

[23/12/2011 17:18]

Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Lê Văn Kha; Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Cần Thơ; Thời gian thực hiện : 1999 - 2000.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trước đây, việc quản lý cán bộ thường áp dụng bằng quy trình thủ công, biểu bảng tổng hợp, thống kê báo cáo,... thường thực hiện phải mất nhiều thời gian, thiếu chính xác, khối lượng lưu trữ lớn, dễ thất lạc, khó tìm kiếm khi xử lý công việc.

Để khắc phục những nhược điểm trên, việc “Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước” là một  giải pháp hiện đại, có tính khoa học, mang lại hiệu quả cao.

Đề tài “ Ứng dụng Tin học trong công tác quản lý lý lịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cán bộ xã, phường, thị trấn” nhằm xây dựng một chương trình quản lý cán bộ chính quyền cơ sở một cách thống nhất. Tạo thành một nguồn dữ liệu đầy đủ, có độ tin cậy cao, làm cơ sở cho việc phân tích, dự báo trong công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, giúp nâng cao hiệu quả xử lý công việc, và là cơ sở khoa học để hoạch định chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước là một việc làm rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.      Mục tiêu:

- Xây dựng hoàn thiện một chương trình quản lý lý lịch đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) và cán bộ xã, phường, thị trấn bằng phần mềm Microsoft Visual FoxPro 5.0.

- Lưu trữ các thông tin lý lịch của đại biểu HĐND, UBND và cán bộ xã, phường, thị trấn thành một hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất và tin cậy.

-         Đánh giá thực trạng đại biểu HĐND 3 cấp, cán bộ chính quyền cơ sở.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

            + Đại biểu HĐND: tỉnh (64  người), huyện (286 người) và xã (2.477 người).

            + Thành viên UBND: tỉnh (09 người) và huyện (79 người).

            + Cán bộ xã, phường, thị trấn: 2.663 người.

-         Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài thực hiện theo phương pháp phát phiếu điều tra lý lịch đến từng đối tượng nghiên cứu, thu hồi, xử lý thông tin và nhập thông tin vào máy để thống kê, tổng hợp.

            - Các bước tiến hành:

                        + Xây dựng cấu trúc chương trình quản lý.

                        + Thiết kế  các thông tin cần quản lý.

                        + Thiết kế các mẫu biểu thống kê, tổng hợp.

                        + Xử lý thông tin, nhập liệu vào máy và chạy chương trình.

 

III. KẾT QUẢ:

            Sau khi nhập liệu phiếu lý lịch đại biểu HĐND, UBND và cán bộ xã, phường, thị trấn vào máy tính, tiến hành chạy các biểu thống kê, tổng hợp để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ theo các căn cứ sau:

1.      Hội đồng nhân dân 3 cấp:

- Về trình độ chuyên môn:

- Đại biểu HĐND tỉnh : tổng số  64 đại biểu

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH)

64

100

Cao đẳng và trung học

06

9,38

Đại học

48

75

Trên đại học

04

6,25

Không có trình độ chuyên môn

06

9,38

Hầu hết đại biểu HĐND tỉnh đều tốt nghiệp PTTH. Với trình độ trên, HĐND tỉnh đã thực hiện tốt công tác trong thời gian qua. Đại biểu có trình độ đại học chiếm 75% là một tỷ lệ cao, chứng tỏ được năng lực của HĐND trong việc quản lý.

Số lượng đại biểu (ĐB) có trình độ chuyên môn trên đại học 04 chiếm 6,25%, chiếm một tỷ lệ rất ít, sẽ ảnh hưởng một phần trong công tác hoạch định các chính sách vĩ mô ở địa phương.

-  Đại biểu HĐND cấp huyện: tổng số 288 ĐB

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH)

260

90,28

Cao đẳng và trung học

41

14,24

Đại học

132

45,38

Trên đại học

05

1,74

Không có trình độ chuyên môn

110

38,19

Với trình độ của ĐB HĐND huyện như trên có thể thực hiện được nhiệm vụ hiện nay. Tuy nhiên, số lượng ĐB chưa được đào tạo trình môn chiếm 38, 19% là một tỷ lệ khá cao, sẽ ảnh hưởng đến năng lực của HĐND trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

-  Đại biểu HĐND cấp xã: tổng số 2.477 ĐB

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH)

1.314

53,05

Cao đẳng và trung học

369

14,90

Đại học

90

3,63

Trên đại học

0

0

Không có trình độ chuyên môn

2.018

81,47

- Về cấp tuổi:

Cấp tuổi

HĐND tỉnh

HĐND huyện

HĐND xã

Dưới 30 tuổi

0

02 chiếm 0,69%

44 chiếm 1,78%

Từ 30 đến 40 tuổi

06 chiếm 9,38%

29 chiếm 10,07%

689 chiếm 27,82%

Từ 40 đến 50 tuổi

23 chiếm 35,94%

177 chiếm 61,46%

1.176 chiếm 47,48%

Từ 50 đến 60 tuổi

27 chiếm 42,19%

62 chiếm 21,53%

426 chiếm 17,20%

Trên 60 tuổi

08 chiếm 12,50%

16 chiếm 5,56%

142 chiếm 5,73%

Tổng số

64

288

2.477

 

-Về giới tính:

Giới tính

HĐND tỉnh

HĐND huyện

HĐND xã

Nam

54 chiếm 84,34%

254 chiếm 88,19%

2.236 chiếm 90,27%

Nữ

10 chiếm 15,66%

34 chiếm 11,81%

241 chiếm 9,73%

Tổng số

64

288

2.477

             2. Thành viên UBND tỉnh và UBND huyện:

            - Về trình độ:

Trình độ chuyên môn

UBND tỉnh

UBND huyện

Tốt nghiệp PTTH

09 chiếm 100%

76 chiếm 96,20%

Trình độ cao đẳng và TH

03 chiếm 33,33%

10 chiếm 12,66%

Trình độ đại học

06 chiếm 66,67%

51 chiếm 64,56%

Không có trình độ chuyên môn

 

18 chiếm 22,78%

Tổng số

09 

79

            - Về cấp tuổi:

Cấp tuổi

UBND tỉnh

UBND huyện

Dưới 30 tuổi

0

0

Từ 30 đến 40 tuổi

0

01 chiếm 1,27%

Từ 40 đến 50 tuổi

03 chiếm 33,33%

63 chiếm 79,75%

Từ 50 đến 60 tuổi

06 chiếm 66,67%

15 chiếm 18,99%

Trên 60 tuổi

0

0

Tổng số

09

79

            - Về giới tính:

Giới tính

UBND tỉnh

UBND huyện

Nam

09 chiếm 100%

74 chiếm 93,67%

Nữ

0

05 chiém 6,33%

Tổng số

09

79

             3. Cán bộ cấp xã:

            - Trình độ chuyên môn: tổng số 2.663 đại biểu

                        + Tốt nghiệp PTTH                              : 1.768 chiếm 66,39%.

                        + Trình độ cao đẳng và trung học          :    529 chiếm 19,86%.

                        + Trình độ đại học                                :    104 chiếm 3,91%

                        + Không có trình độ chuyên môn          : 2.030 chiếm 76,23%

            - Về cấp tuổi: tổng số 2.663 đại biểu

                        + Dưới 30 tuổi              : 308 chiếm 11,57%

                        + Từ 30 đến 40 tuổi     : 933 chiếm 35,04%

                        + Từ 40 đến 50 tuổi     : 970 chiếm 35,43%

                        + Từ 50 đến 60 tuổi     : 320 chiếm 12,02%

                        + Trên 60 tuổi              : 152 chiếm 5,71%

            - Về giới: tổng số 2.663 đại biểu

                        + Nam : 2.305 chiếm 86,56%

                        + Nữ    : 358 chiếm   13,44%

4.      Cán bộ 4 chức danh chuyên môn: tổng số 408 đại biểu

- Tốt nghiệp PTTH                               : 343 chiếm 84,07%

- Trình độ sơ cấp                                  : 32 chiếm 7,48%

- Trình độ cao đẳng và trung học           : 159 chiếm 38,97%

- Trình độ đại học                                 :   18 chiếm 4,41%

                        - Không có trình độ chuyên môn           : 159 chiếm  48,77%   

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:   

1.      Kết luận:

Đề tài đã xây dựng một chương trình quản lý nhân sự tương đối hoàn thiện, có hệ thống, giúp người làm công tác quản lý nâng cao hiệu quả xử lý trong công việc và trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo. Đồng thời đánh giá được thực trạng của cán bộ và đưa những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ.

2.      Kiến nghị:

- Sau khi đề tài kết thúc, sẽ chuyển giao chương trình quản lý về cho các địa phương  trực tiếp quản lý.

- Các đơn vị chuyển giao Chương trình quản lý phải bố trí người trực tiếp quản lý và đảm bảo việc nhập liệu, điều chỉnh thường xuyên, kịp thời, chính xác và theo đúng định kỳ để luôn có một cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao, chính xác.

- Khi có thay đổi nhân sự ở các xã, phường, thị trấn phải hiệu chỉnh kịp thời.

- Chính phủ nên có một chính sách cụ thể về đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Các đại biểu HĐND và cán bộ xã phải có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Nếu làm cán bộ 4 chức danh chuyên môn phải tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên.

- Nên xem xét lại tỷ lệ giới trong HĐND 3 cấp và bộ máy hành chính nhà nước cấp cơ sở.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài