SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xây dựng mô hình nuôi cá tra tăng sản trong ao tại xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ

[23/12/2011 20:19]

Chủ nhiệm dự án: Cn. Nguyễn Thanh Dũng; Cơ quan chủ trì dự án: Phòng Công Thương và môi trường huyện Thốt Nốt; Thời gian thực hiện: 5/2000 đến 5/2001.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm kinh tế, gii quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động và khai thác lợi thế về tiềm năng diện tích mặt nước hữu ích cho nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là khu vực ven sông Hậu. Việc xây dựng mô hình nuôi cá tra tăng sn tại xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ là hoạt động cần thiết góp phần ci thiện và nâng cao điều kiện thu nhập cho nông hộ trên cơ sở phát triển bền vững mô hình nuôi thủy sn và củng cố cơ sở lý luận làm ổn định năng suất sản phẩm nuôi.

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

            1. Mục tiêu:

            - Xây dựng mô hình nuôi cá tra tăng sản, đạt năng suất: 112 tấn/ha/vụ, sản xuất có lãi và phát triển ổn định và góp phần gia tăng chất lượng cá thương phẩm.

            - Đào tạo cho huyện, xã 2 kỹ thuật viên nuôi thủy sản, huấn luyện 5 hộ nông dân sản xuất mô hình nuôi cá tra tăng sản.

2. Nội dung:

            - Huấn luyện, đào tạo cán bộ kỹ thuật và nông dân trong vùng dự án:

                        + Kỹ thuật ương nuôi cá thâm canh cá tra trong ao và bè.

                   + Ứng dụng mô hình VACB để cải thiện ô nhiễm môi trường nông thôn.

                        + Các biện pháp quản lý, chẩn đoán và phòng trị bệnh cá nuôi trong mô hình.

                   + Đo đạc và thẩm định một số yếu tố môi trường nuôi cá .

                   + Kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi thủy sản.

                   + Đào tạo cho huyện, xã 2 kỹ thuật viên nuôi thủy sản.

       - Khảo sát một số chỉ tiêu thủy lý hóa trong hệ thống ao thực nghiệm.

            - Khảo sát tốc độ tăng trưởng cá Tra nuôi trong hệ thống ao thực nghiệm.

            - Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình.

3. Phương pháp:

Vật liệu:

- Hệ thống ao đất thực nghiệm nuôi gồm 4 ao với tổng diện tích 8300 m2, trong đó mô hình 1 chiếm 1300 m2;  mô hình 2 chiếm 7000 m2 .

            - Hệ thống máy bơm nước D9 Trung Quốc; máy ép thức ăn tự chế tại địa phương công suất  3 tấn/ngày.

            - Cá tra giống có trọng lượng bình quân từ  15-20g/cá (10-12 cm/cá).

            - Vôi bột, thuốc kháng sinh phòng bệnh cho cá nuôi như oxytetracycline, formaline, furanace.

Phương pháp:

- Dự án  được thực hiện tại xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.

- Các bước triển khai:

+ Thông qua danh sách nông hộ được chính quyền địa phương giới thiệu, cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Thủy sản cùng CB địa phương khảo sát thẩm định cơ sở vật chất của hộ nuôi.

                        + Tập huấn kỹ thuật.

                        + Triển khai hoạt động nuôi ở cơ sở nông hộ.

+ Theo dõi các chỉ tiêu ứng dụng kỹ thuật: mật độ cá tra, tỷ lệ cá thả ghép, mật độ heo nuôi (con/ha).

- Nguồn cá thực nghiệm: cá tra giống, cá thả bổ sung gồm cá chép, rô phi, hường,  kích cở 3-5g/cá. Tiêu chuẩn cá thả phải đảm bảo khỏe mạnh, kích cở đồng đều, không dị hình.

- Bố trí thực nghiệm:

       + Mô hình I : nuôi cá tra tronghệ thống ao - chuồng kết hợp (Ao1).

       + Mô hình II: nuôi cá tra thâm canh trong ao đất ( Ao2, Ao3, Ao4).

- Cải tạo ao.

            - Chăm sóc quản lý cá nuôi.

            - Thu hoạch: cá được thu hoạch sau 6 tháng nuôi.

V. KẾT QUẢ

            1. Phân tích yếu tố thủy lý:

Bảng 1: Yếu tố thủy lý ở các ao nuôi thực nghiệm

  Yếu tố

Đợt thu

Nhiệt độ(oC)

Độ trong (cm)

pH

Ao1

Ao2

Ao3

Ao4

Ao1

Ao2

Ao3

Ao4

Ao1

Ao2

Ao3

Ao4

1

29,0

29

28

28,0

15

17

20

19

7,0

7,0

6,5

7,0

2

29,5

28,5

28,5

29,0

16

19

18

20

6,5

7,0

6,5

7,0

3

30,0

29,0

29,0

29,5

14

15

18

17

7,0

6,5

6,5

6,5

4

29,5

30,0

30,0

30,0

10

16

15

14

6,5

7,0

6,5

6,5

5

30,5

29,5

30,0

30,0

11

15

14

10

7,0

7,0

6,5

6,5

6

30,0

29,5

29,5

29,5

12

15

12

12

7,0

6,5

7,0

7,0

            Đối với mô hình Ao-chuồng (Ao1) nhiệt độ (29 - 30,5 oC) cao hơn và độ trong (10-15 cm) thấp hơn so vơi mô hình nuôi thâm canh trong ao đất.

            Kết quả trên cho thấy các yếu tố thủy lý biến động trong khoảng thích hợp cho cá nuôi và đặc biệt là cá tra tại và sinh trưởng tốt (Xuân, 1994; Boyd, 1990 và  Robert R, Stickney, 2000).

            2. Phân tích yếu tố thủy hóa

Bảng 2: Yếu tố thủy hóa ở các ao nuôi thực nghiệm

  Yếu tố

Đợt thu

Oxy (ppm)

N-NH4+ (ppm)

H2S (ppm)

Ao1

Ao2

Ao3

Ao4

Ao1

Ao2

Ao3

Ao4

Ao1

Ao2

Ao3

Ao4

1

5,2

5,0

5,6

6,0

0,6

0,4

0,5

0,4

0,14

0,05

0,06

0,25

2

5,0

4,8

5,2

5,6

0,8

0,4

0,4

0,4

0,06

0,05

0,20

0,06

3

4,6

5,4

5,0

5,8

0,9

0,2

0,2

0,4

0,20

0,20

0,18

0,06

4

4,2

5,1

5,4

5,0

0,8

0,3

0,2

0,3

0,30

0,15

0,30

0,18

5

3,8

4,8

4,8

4,8

0,6

0,2

0,3

0,2

0,35

0,15

0,08

0,06

6

3,6

4,2

4,8

5,2

0,7

0,2

0,2

0,2

0,45

0,10

0,08

0,05

            Qua bảng 2 cho thấy, Ao1 ứng dụng mô hình nuôi kết hợp cá-heo, sử dụng lượng chất thải từ hoạt động nuôi heo làm thức ăn cho cá nuôi. Thông thường lượng chất thải này không được cá sử dụng hết, một phần được hòa tan và phân hủy vào trong môi trường nước ao nuôi. Trong quá trình hòa tan và phân hủy chất hữu cơ đã làm gia tăng hàm lượng muối dinh dưỡng cho môi trường nước, cũng như thủy sinh vật đã sử dụng một lượng oxy trong môi trường nước cho quá trình phân hủy chất hữu cơ và hô hấp, nên hàm lượng oxy trong môi trường nước ao nuôi thường thấp, hàm lượng đạm, H2S cao hơn so với 3 ao ở mô hình nuôi thâm canh trong ao đất.

            Trong thực tế, với 2 mô hình ứng dụng thì ở mô hình nuôi kết hợp heo-cá tra có bổ sung thêm thức ăn tự chế biến rất cần được quan tâm theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường nước, đặc biệt ở các thời điểm nhiệt độ nước tăng caom

            3. Tăng trưởng và năng suất cá nuôi

a)      Tăng trưởng của cá nuôi

            Kết quả khảo sát về tăng trưởng của cá Tra sau 6 tháng nuôi:

       - Mô hình 1: tăng trọng bình quân là 4,31 g/ngày,  tốc độ tăng trưởng đặc biệt là 1,93 (%).

       - Mô hình 2: tăng trọng bình quân là 5,42-5,97 g/ngày, tốc độ tăng trưởng đặc biệt là 2,05-2,10 (%/ngày).

            Nhìn chung, sự tăng trưởng của cá nuôi trong hệ thống tương đối nhanh, tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa về sự tăng trọng của cá nuôi giữa 2 mô hình, sự tăng trưởng của cá nuôi ở mô hình 2 cao hơn mô hình 1, Trong đó cá Tra nuôi ở Ao4 mô hình 2 tăng trọng nhanh nhất và đạt 1100 g/cá; kế đến Ao3 đạt 1060 g/cá; Ao2 đạt 1000 g/cá và sau cùng là Ao1 đạt 800 g/cá.

            Sự khác nhau về tăng trọng cá tra nuôi trong hệ thống chủ yếu do ảnh hưởng của sự khác biệt về mật độ cá thả nuôi, mật độ càng thấp thì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cùng các yếu tố về thức ăn cung cấp, kết hợp hoạt động quản lí mô hình nuôi.

            b) Năng suất cá nuôi

Bảng 3: Năng suất cá nuôi ở 2 mô hình thực nghiệm sau 6 tháng nuôi

Mơ hình

 

I (g/c)

Ao1

II (g/c)

Ao2

Ao3

Ao4

Năng suất cá Tra nuôi (kg/ao)

11856

67500

7632

7150

Năng suất cá thả ghép (kg/ao)

250

1000

171

180

Tổng năng suất (kg/ao)

12106

68500

7803

7330

Năng suất (tấn/ha)

93,12

137,00

78,03

73,30

Năng suất cá nuôi ở 2 mô hình tương đối cao, dao động từ 73,30-137tấn/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng 4,31-5,97g/ngày; tỷ lệ sống 81,25-95%; mật độ cá thả nuôi 8-15 cá/m2 đã dẫn đến sự chênh lệch về năng suất cá ở các ao.

            Bảng 4: Năng suất ước lượng cá nuôi ở 2 mô hình sau 8 tháng nuôi

Mô hình

 

I (g/cá)

Ao1

II (g/cá)

Ao2

Ao3

Ao4

Năng suất (kg/ao)

16,92

96,04

11,12

10,61

Năng suất (tấn/ha)

130,17

192,08

111,20

106,13

Với kết quả như trên, hầu hết các ao nuôi đạt năng suất tương đương và cao hơn  năng suất cá nuôi đề ra (112 tấn/ha).

            c) Chất lượng cá thông qua màu sắc thịt cá ở 2 mô hình

- Mô hình I:      Ao1: cá tra thịt trắng chiếm tỷ lệ 10% thịt vàng chanh chiếm 90%.

- Mô hình II:     Ao3 và Ao4 : cá tra thịt trắng chiếm tỷ lệ 70% thịt vang chanh 30%.

                                    Ao2 : cá tra thịt trắng chiếm tỷ lệ 80% thịt vàng chanh 20%.

            Ở Ao2, với điều kiện thuận lợi cho việc thay nước theo chế độ thủy triều 2 lần/ngày đã góp phần hạn chế vật chất hữu cơ lắng đọng ở nền đáy của ao nuôi. Đồng thời, ức chế quá trình trao đổi chất của phiêu sinh thực vật, một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành màu sắc trắng hoặc vàng ở thịt cá tra nuôi. Do vậy có thể thấy, tỷ lệ cá có thịt trắng trong Ao2 cao hơn so với các ao như Ao1 của mô hình 1, Ao3, Ao 4 của mô hình 2 với chế độ bơm thay nước ít hơn.

            4. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi

Do ảnh hưởng bởi hoạt động chăm sóc và quản lý, các ao nuôi khác nhau về chi phí như chi phí thay nước, phòng bệnh ca,; giá nguyên liệu chế biến thức ăn, dẫn đến sự chênh lệch về giá thành của một đơn vị thức ăn (giá thành phẩm thức ăn của Ao1 là 1800 đ/kg; Ao2 là 2000 đ/kg; Ao3 là 1600 đ/kg; Ao 4 là 1580 đ/kg), cũng như ảnh hưởng của tỷ lệ cá tra thịt trắng, nên giá thương phẩm của cá tra ở từng ao nuôi cũng khác nhau. Đặc biệt là ở mô hình 1, tỷ lệ thịt trắng chỉ chiếm 10%, Trong các ao của 2 mô hình, lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi ở Ao2 là cao nhất 155,308,000 đ/ha kế đến Ao3, Ao4 và sau cùng là Ao1.

- Năng suất cá nuôi ở Ao1: là 93,12 tấn/ha, hiệu suất đồng vốn là 1,103.

- Năng suất cá nuôi ở Ao2:là 137 tấn/ha, hiệu suất đồng vốn là 1,178.

- Năng suất cá nuôi ở Ao3, Ao 4: là 73,30-78,03 tấn/ha, hiệu suất đồng vốn là 1,274-1,286,

Để khuyến cáo và nhân rộng mô hình nuôi cá cho người dân trong vùng, thì không chỉ dựa vào năng suất cá nuôi mà còn phải xét đến hiệu quả kinh tế kết hợp khía cạnh môi trường mang lại. Qua kết quả thu được từ 2 mô hình nuôi, có thể áp dụng mô hình nuôi thâm canh trong ao đất ở Ao3 và Ao4 có mật độ cá thả nuôi 8 cá/m2 là hợp lý và hiệu quả nhất.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

            1. Kết luận:

            - Một số yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ trong, pH, Oxy, N-, NH4+, H2S dao động trong khoảng cho phép các loài cá nuôi trong hệ thống thực nghiệm tồn tại và sinh trưởng.

            - Tốc độ tăng trưởng cá nuôi trong hệ thống thực nghiệm biểu hiện tương đối nhanh, sau 6 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt từ 0,8-1 kg/cá.

            - Năng suất cá nuôi trong hệ thống thực nghiệm đạt được từ 66,8-137 tấn/ha, cao nhất ở Ao2 là 137 tấn/ha.

            - Lợi nhuận mang lại từ mô hình tương đối khá cao, đạt từ 52,292,000 đồng  đến 155,308,000 đồng/ha, Hiệu suất đồng vốn còn tương đối thấp và đặc biệt ở mô hình Ao - chuồng chỉ đạt 1,103.

            2. Kiến nghị:

            - Cần có các giải pháp kỹ thuật hợp lý như chế độ thay nước, hạn chế thức ăn chứa nhiều sắc tố Carotenoid để khắc phục hiện tượng thịt cá tra có màu vàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi cho người dân trong vùng.

            - Thức ăn sau khi chế biến cần được sấy khô trước khi cho cá ăn để tránh hiện tượng hao hụt thức ăn, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi.

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài